Đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc, thì viết CV xin việc có lẽ luôn là một rào cản lớn. Vậy ứng viên chưa sở hữu kinh nghiệm hay còn non kinh nghiệm sẽ phải trình bày CV xin việc của mình ra sao để có thể thuyết phục được các nhà tuyển dụng? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Nắm bắt tâm lý nhà tuyển dụng
Bạn sẽ phải lấy kinh nghiệm việc làm từ đâu khi vừa mới chỉ ra trường? Tại sao nhiều nhà tuyển dụng luôn thích yêu cầu những ứng viên có kinh nghiệm với vị trí công việc mà họ đang cần người đảm nhận?
Ở thực tế, việc nhiều nhà tuyển dụng luôn muốn đăng những thông tin tuyển dụng với yêu cầu này không hoàn toàn là vì họ chỉ muốn có những ứng viên sở hữu kinh nghiệm, mà đây còn là sự thử thách đối với những ứng viên mới để xem liệu họ có thật sự dám thể hiện bản thân mình hay không.
Trình bày CV ngắn gọn súc tích
Trước hàng trăm đối thủ cùng nộp CV xin việc tới cho nhà tuyển dụng, thì đâu sẽ là yếu tố tiên quyết để giúp họ có thể quyết định lựa chọn bạn cho cuộc phỏng vấn thay vì những người khác? Điều mấu chốt chính là nằm ở thông tin và bố cục trong bản CV của bạn phải thật rõ ràng và dễ hiểu.
Đưa ra mục tiêu rõ ràng
Hãy nhớ một điều rằng, nếu như bạn viết hồ sơ xin việc cho một vị trí công việc full-time và mong muốn được gắn bó dài lâu với phía công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển, bạn cần phải nêu ra rõ ràng mục tiêu của bản thân, những gì mà bạn muốn hướng đến cùng công ty và mong mỏi được học hỏi những gì ở công ty ấy.
Nhà tuyển dụng khi đó sẽ đánh giá cao sự cầu tiến của bạn. Còn đối với những ứng viên không có mục tiêu rõ ràng thì chỉ có thể ứng tuyển vào một vị trí như freelance nào đó mà thôi.
Kinh nghiệm làm việc nào cũng cần thiết
Thông thường thì những bạn mới bắt đầu ra trường sẽ chỉ có những kinh nghiệm về những công việc bán thời gian, làm thêm cho sinh viên. Nên hầu như tất cả các ứng viên đều không muốn bổ sung vào hồ sơ xin việc những kinh nghiệm như vậy, bởi nó không liên quan đến công việc đang ứng tuyển hiện tại.
Trên thực tế, những nhà tuyển dụng hiện nay rất trân trọng những gì bạn đã có, đó chính là những trải nghiệm mà bạn đã từng đảm nhận khi chưa chính thức đi làm. Điều quan trọng chính là bạn phải biết cách tìm ra sợi dây liên kết giữa những kinh nghiệm làm việc đó với vị trí mà bạn mong muốn ứng tuyển.
>> Xem thêm: Chia sẻ bí quyết giúp bạn thành công trong đàm phán "win win"
Nắm bắt tâm lý nhà tuyển dụng
Bạn sẽ phải lấy kinh nghiệm việc làm từ đâu khi vừa mới chỉ ra trường? Tại sao nhiều nhà tuyển dụng luôn thích yêu cầu những ứng viên có kinh nghiệm với vị trí công việc mà họ đang cần người đảm nhận?
Ở thực tế, việc nhiều nhà tuyển dụng luôn muốn đăng những thông tin tuyển dụng với yêu cầu này không hoàn toàn là vì họ chỉ muốn có những ứng viên sở hữu kinh nghiệm, mà đây còn là sự thử thách đối với những ứng viên mới để xem liệu họ có thật sự dám thể hiện bản thân mình hay không.
Trình bày CV ngắn gọn súc tích
Trước hàng trăm đối thủ cùng nộp CV xin việc tới cho nhà tuyển dụng, thì đâu sẽ là yếu tố tiên quyết để giúp họ có thể quyết định lựa chọn bạn cho cuộc phỏng vấn thay vì những người khác? Điều mấu chốt chính là nằm ở thông tin và bố cục trong bản CV của bạn phải thật rõ ràng và dễ hiểu.
Đưa ra mục tiêu rõ ràng
Hãy nhớ một điều rằng, nếu như bạn viết hồ sơ xin việc cho một vị trí công việc full-time và mong muốn được gắn bó dài lâu với phía công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển, bạn cần phải nêu ra rõ ràng mục tiêu của bản thân, những gì mà bạn muốn hướng đến cùng công ty và mong mỏi được học hỏi những gì ở công ty ấy.
Nhà tuyển dụng khi đó sẽ đánh giá cao sự cầu tiến của bạn. Còn đối với những ứng viên không có mục tiêu rõ ràng thì chỉ có thể ứng tuyển vào một vị trí như freelance nào đó mà thôi.
Kinh nghiệm làm việc nào cũng cần thiết
Thông thường thì những bạn mới bắt đầu ra trường sẽ chỉ có những kinh nghiệm về những công việc bán thời gian, làm thêm cho sinh viên. Nên hầu như tất cả các ứng viên đều không muốn bổ sung vào hồ sơ xin việc những kinh nghiệm như vậy, bởi nó không liên quan đến công việc đang ứng tuyển hiện tại.
Trên thực tế, những nhà tuyển dụng hiện nay rất trân trọng những gì bạn đã có, đó chính là những trải nghiệm mà bạn đã từng đảm nhận khi chưa chính thức đi làm. Điều quan trọng chính là bạn phải biết cách tìm ra sợi dây liên kết giữa những kinh nghiệm làm việc đó với vị trí mà bạn mong muốn ứng tuyển.
>> Xem thêm: Chia sẻ bí quyết giúp bạn thành công trong đàm phán "win win"