Tư vấn Bệnh Mùa Hè Ở Trẻ Nhỏ

lunanguyet

Thành viên chính thức
Bản Tin Thuốc Tây Đặc Trị - Vào mùa hè, độ ẩm trong không khí cao cộng với thời tiết thay đổi thất thường chính là điều kiện lí tưởng cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus bùng phát. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng cơ thể trẻ còn yếu, chưa thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh phổ biến mà trẻ thường mắc phải vào mùa hè như: viêm não Nhật Bản, sốt vius, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, bệnh tay chân miệng…..
Viêm não Nhật Bản: Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Culex truyền bệnh từ các loài động vật như trâu, bò, ngựa, lợn, các loài chim hoang dã đã nhiễm bệnh qua người qua vết đốt, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Viêm não Nhật Bản gây ra bởi một loại Arbovirus nhóm B là loại virus có kích thước 15, 22, 50 nanomet, nó có thể tồn tại ở trạng thái đông lạnh vài năm, là loại virus không chịu nhiệt. Ở nước ta, loài muỗi Culex hoạt động mạnh nhất vào mùa hè từ tháng 3 đến tháng 7.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh ở giai đoạn ban đầu là: đau đầu, đau bụng, nôn mửa, sốt cao từ 39 đến 40 độ hoặc cao hơn, cứng gáy, rối loạn vận động nhãn cầu, tăng trương lực cơ, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng.
Giai đoạn phát bệnh gồm các biểu hiện như: tổn thương não, tổn thương thần kinh thương trú, mê sảng rơi vào hôn mê sâu, tăng rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh vã nhiều mồ hôi, mạch nhanh, da lúc đỏ lúc tái, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở, xuất hiện ảo giác, cuồng sảng, tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân viêm não Nhật Bản nằm co quắp hoặc giật rung các cơ mặt và chi.
Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu người mắc bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng thần kinh nặng nề hoặc có thể dẫn đến tử vong.
virus-gay-benh.jpg

Ảnh: virus gây bệnh ở trẻ.
Sốt virus: gây ra bởi một số loại viêu vi trùng như: virus cúm, Rhinovirus, Adenovirus,…..Khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc giai đoạn chuyển mùa, trẻ em chưa thích nghi kịp dẫn đến bị sốt tạo điều kiện thuận lợi cho các virus xâm nhập.

Khi mới mắc bệnh, trẻ thường đau mỏi người, đau đầu, khóp chịu, sốt cao, viêm đường hô hấp trên, bệnh thường diễn biến lành tính và khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp có biến chứng, nên trẻ nhỏ cần được theo dõi để phát hiện triệu chứng của viêm não, các biến chứng khác như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản...

Sốt xuất huyết: Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus Dengue, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ hoặc đau khớp, ớn lạnh và sốt, chấm xuất huyết trên da, dễ bị bầm tím trên da, chảy máu mũi hoặc chân răng, buồn nôn hoặc nôn mửa. cơn sốt thường hạ sau 3 – 7 ngày và các dấu hiệu nhiễm trùng nặng có thể xuất hiện với các triệu chứng như: li bì hoặc vật vá kích thích, choáng váng, da tái nhợt, chân tay lạnh và ẩm ướt, đau bụng, khó thở, nôn liên tục, xuất hiện nốt đỏ hoặc mảng đỏ trên da, nôn ra máu, phân màu đen, nước tiểu có màu. Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị, trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến sốc và suy tạng.

Tiêu chảy cấp: Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...), nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ 2 tuổi dễ gặp phải nhất. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường miệng hoặc phân, phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn nước uống, thức ăn hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Bệnh tay, chân, miệng: Là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Giống virus gây bệnh chân tay miệng phổ biến nhất là Enterovirus týp 71 (EV71) và Coxackievirus (nhóm A16). Các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV 71. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi ban có bọng nước, đau họng.

Ảnh: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Viêm não Nhật Bản: Vaccine phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm tiêm đủ liệu trình, đúng lịch, đúng phác đồ sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
Các bệnh sốt virus, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, tay, chân và miệng: Đây là các bệnh cơ truyền nhiễm theo mùa, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có vaccine đặc trị. Khi trẻ mắc một trong các loại bệnh này, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Ngoài ra, gia đình chú ý ăn thức ăn đã được nấu chín,giữ gìn nguồn nước sạch, thực hành vệ sinh cá nhân tốt.
 
  • Like
Reactions: thuoctaydactri
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
Kimhien 5 bệnh về mắt thường gặp nhất mùa hè và dấu hiệu nhận biết Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
R Dùng quạt sai khiến bạn dễ bệnh trong mùa hè Các dịch vụ khác 0
W Mùa hè là thời điểm bùng phát nhiều loại bệnh truyền nhiễm Các dịch vụ khác 0
L 5 điều lưu tâm để bệnh nhân tiểu đường ứng phó với mùa hè Mẹ và Bé 0
linhhuy2017 Ngứa da điên cuồng trong mùa hè, có thể là do bạn đã mắc phải một trong các bệnh sau ? Mẹ và Bé 0
M Mùa hè nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu cao Các dịch vụ khác 0
ducthu93 Những Bệnh Lý Mẹ Thường Gặp Vào Mùa Hè Tuyển sinh- Học Hành 0
difoco2017 Tư vấn 5 Điều Bệnh Nhân Tiểu Đường Nên Nhớ Vào Mùa Hè Các dịch vụ khác 0
B Trị hôi nách mùa hè tại bệnh viện thu cúc Các dịch vụ khác 0
thaiv2d Theo dõi tình trạng thải độc gan và điều trị cho bệnh nhi mùa dịch Các dịch vụ khác 0
H Tư vấn Dịch vụ chuyển dọn trọn gói giá rẻ mùa dịch bệnh Các dịch vụ khác 0
K Một Số Cách Bấm Thang Máy Mùa Dịch Dịch Bệnh Các dịch vụ khác 0
I Tư vấn Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng Các dịch vụ khác 0
T Mùa nóng thường hay mắc những căn bệnh phổ thông Các dịch vụ khác 0
thaiv2d Bổ sung Ích Thận Vương giá tốt hỗ trợ bệnh nhân mùa dịch Các dịch vụ khác 0