Cách điều trị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm bẩn

vanntq

Thành viên mới
7/12/17
77
0
6
VND
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa về bản chất là sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột với nguyên nhân như: thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị lạnh bụng, đường tiêu hóa kém, trong đó vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo là yếu tố hàng đầu của bệnh lý này.
Rối loạn tiêu hóa do thực phẩm không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chữa rối loạn tiêu hóa kịp thời và dứt điểm thì đây có thể là nguyên nhân gây nên hàng loạt bệnh về đường ruột khác như: viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, đặc biệt nguy cơ mắc ung thư đường ruột là có thể xảy ra.
roi%20loan%20tieu%20hoa%20do%20thuc%20pham.JPG

Rối loạn tiêu hóa do thực phẩm
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp
Hai triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiêu hóa do thực phẩm là cảm giác đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.
- Đau bụng: Đau ở vùng quanh rốn hoặc các vùng bụng khác. Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn kèm theo đi ngoài, có thể đau ở nhiều chỗ khác nhau, đôi khi cơn đau từ bụng lan ra sau lưng.
- Phần lớn bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do thực phẩm thường xuyên bị chướng căng bụng, hay ợ hơi và trung tiện. Khi đi đại tiện phân lỏng, nát, có thể nhầy, bọt xen lẫn với táo bón, phân đặc.
- Có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, hôi miệng, đắng miệng, bị ợ chua.
- Không có sốt hoặc sốt nhẹ.
Với người cao tuổi, rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến do sự xuống cấp của cơ quan này theo thời gian, nước bọt, dịch dạ dày, ruột và dịch mật đều giảm mạnh, đặc biệt khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn lạ thì nguy cơ bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa là điều không tránh khỏi.

CÁCH CHỮA RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Để điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện đúng các lời khuyên dưới đây:
- Ngừng sử dụng thực phẩm lạ hoặc nghi ngờ là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng.
- Không sử dụng các sản phẩm bơ, sữa hay thức ăn nhiều dầu mỡ, tanh khi đang bị đau bụng.
- Uống nhiều nước hơn, nên uống Oresol để bù nước và điện giải nếu như phân lỏng và nhiều nước.
- Có thể sử dụng thêm men vi sinh. Không nên tự ý sử dụng các thuốc cầm đi ngoài cũng như các loại kháng sinh bởi chúng có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần trong ngày, bị đau bụng, có nôn, sốt, người mệt mỏi thì tốt nhất nên đi khám ngay để bác sĩ có những chỉ định chữa rối loạn tiêu hóa mà không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc mua tại hiệu thuốc bên ngoài.
Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?
Cần điều chỉnh thói quen, chế độ ăn uống, chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể.
- Người bệnh cần lưu ý tránh ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, các chất kích thích, đồ ăn chua cay.
- Bạn cũng cần hạn chế cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có gas, các loại bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp,…Thuốc lá và đồ uống có cồn nên hạn chế sử dụng vì chúng làm giảm khả năng làm việc của hệ tiêu hóa. Những thực phẩm gây đầy hơi như tỏi, hành, cần tây, sữa, hoa quả sấy khô cũng không tốt đối với đường ruột đang có vấn đề của bạn.
Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung các loại rau và trái cây tươi trong chế độ ăn hàng ngày giúp cung cấp chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa.
- Các bữa ăn quá thịnh soạn với nhiều chất đạm cũng khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn. Do đó, những người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn quá no, càng không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm và chất béo, đặc biệt là bữa tối. Hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản trong bữa ăn hàng ngày.
- Hãy ăn vừa đủ, khi ăn chú ý ăn chậm và nhai kỹ để dạ dày không phải làm việc quá tải.
- Đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên ăn chín, uống sôi, rửa tay thật sạch trước khi ăn. Không sử dụng những thực phẩm lạ hay tươi sống như gỏi, nem chua, nem chạo…
- Tăng cường nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách vận động nhẹ nhàng. Tập thể dục hoặc đi bộ hàng ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Kim Oanh
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và cách xử trí

Cẩn trọng với rối loạn tiêu hóa kéo dài
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
Quanghieufinance2301 Trật Khớp Thái Dương Hàm Có Nguy Hiểm? Cách Xử Lý, Điều Trị Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Cách điều trị và chăm sóc răng bị ê buốt hiệu quả nhất Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Viêm Lợi Trùm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Sâu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Các dịch vụ khác 0
Reviewnhakhoa231 Viêm nha chu gây tiêu xương: Dấu hiệu và cách điều trị Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Trẻ Bị Sâu Răng Vào Tuỷ Là Do Đâu? Cách Điều Trị Hiệu Quả Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Nhiễm trùng răng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Bị Nhiệt Miệng Có Gây Sốt Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả Các dịch vụ khác 0
Reviewnhakhoa231 Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân và cách điều trị Các dịch vụ khác 0
Reviewnhakhoa231 Viêm tủy răng khi mang thai và cách điều trị an toàn Các dịch vụ khác 0
Reviewnhakhoa231 Xiết ăn răng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 6 Nguyên Nhân Răng Bọc Sứ Bị Đau Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Các dịch vụ khác 0
Reviewnhakhoa231 Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tuỷ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị Các dịch vụ khác 0