Cùng tìm hiểu về cử tràm Củ Chi trên thị trường hiện nay

hoithuongw

Thành viên mới
13/3/22
64
0
6
VND
Cừ tràm Củ Chi là vật liệu thi công không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Vậy cừ tràm Củ Chi là gì? Trong xây dựng cừ tràm dùng để làm gì? Cừ Tràm có ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cừ tràm là gì?​

Cừ tràm (tiếng Anh: Melaleuca cajuputy Powell) là loại cây thân gỗ sống trong môi trường đất phèn, ngập nước. Cừ tràm được trồng nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Cambodia. Ở Việt Nam, cây tràm được trồng nhiều tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Sau thời gian khoảng 7 đến 10 năm tuổi, cừ tràm sẽ thu hoạch được. Gỗ cừ tràm được dùng để làm móng công trình nhỏ, xử lý gia cố nền đất yếu, gọi là cọc cừ tràm.

Cọc cừ tràm được bắt đầu sử dụng cách đây trên 100 năm vào thời kỳ Pháp thuộc, khi bê tông cốt thép chưa được sử dụng phổ biến như hiện nay. Công trình sử dụng cừ tràm tiêu biểu cho đến nay chính là Nhà Hát Tp. Hồ Chí Minh, những căn hộ ở TP. Hồ Chí Minh như chung cư Thanh Đa (được xây dựng vào khoảng năm 1968 – 1972 tại quận Bình Thạnh). Những công đó đến nay vẫn đang tồn tại tốt dù kết cấu chính không còn vững chắc. Điều đó chứng tỏ hiệu quả gia cố nền móng của cọc cừ tràm đối với các công trình thấp tầng.

Ứng dụng của cừ tràm​

Cừ tràm có nhiều ứng dụng trong đời sống:
  • Gỗ cừ tràm dùng làm cọc cừ trong xây dựng, làm nhà, gia cố nền đất, gia cố bờ đê.
  • Cừ tràm nhỏ dùng để đóng đồ dùng trong gia đình, làm hàng rào che chắn,
  • Lá cừ tràm dùng để sản xuất tinh dầu , vỏ xảm thuyền…
  • Cừ tràm có thể dùng kết hợp với tre để để chặn đất, giữ đất
  • Ngoài ra, rừng cừ tràm còn được khai thác là địa điểm du lịch sinh thái khá ấn tượng.

Đặc điểm của cọc cừ tràm​

Thi công cọc cừ tràm
Dưới đây là các đặc điểm của cọc cừ tràm:
  • Là loại thân cây thẳng, vỏ cứng, có khả năng chịu nước cực tốt.
  • Cọc cừ tràm có khả năng làm tăng độ chịu lún và giảm độ chịu tải.
  • Giá thành rẻ hơn cọc bê tông, phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Chính vì vậy, cừ tràm thường được người dân địa phương sử dụng như một vật liệu chính trong xây dựng.
  • Có tuổi thọ cao nếu được gia cố trên nền đất thích hợp có thể lên đến 50 – 60 năm.

Lưu ý khi sử dụng cọc cừ tràm để gia cố nền đất

  • Chỉ nên dùng cho nền đất bùn, đất yếu, chịu tải thấp.
  • Nên chọn những cây thẳng, chiều dài từ 4-5m, đường kính gốc từ 12 – 15cm, đường kính ngọn tầm từ 60 -80mm.
  • Mật độ cừ thường là 25 cây/m2
  • Không bóc vỏ cừ khi thi công. Lớp vỏ cừ có tác dụng bảo vệ tốt phần lõi bên trong.
  • Không dùng trên nền đất khô, hoặc những nơi có mực nước ngầm có dòng chảy.
  • Nếu đóng cọc cừ tràm đúng quy trình có thể đảm bảo tuổi thọ lên đến 50 – 60 năm.
  • Cần phải tính toán kỹ, chính xác trước khi thi công.
Lưu ý cách đóng cọc cừ tràm

  • Nhất thiết phải đóng cừ rộng ra ngoài diện tích móng. Mỗi cạnh từ 0,1 – 0,2m để tăng sức chống cắt của cung trượt.
  • Cừ tràm không lèn chặt được đất bùn, do đó không nên đóng theo cách từ ngoài vào trong.
  • Tránh việc lấy cát phủ lên đầu cừ sau khi đóng. Nhiều người thường có thói quen phủ lên đầu cừ một lớp cát dày sau khi đóng. Tuy nhiên như vậy, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót dưới áp lực đáy móng. Hoặc cát cũng có thể chuyển dịch theo dòng chảy. Hơn nữa, khi công trình bên cạnh đào móng làm cát sụt lở. Do đó chiều dày lớp cát đệm thi công sẽ không đều nhau gây lún hay lún không đều.
  • Một thói quen xấu khác cũng thường gây lún do “xem thường” lớp bê tông lót. Người thi công thường sắp đá 4 – 6 xuống, sau đó trải hồ vữa xi măng bên trên, cán đều. Chính lúc này, dưới áp lực đáy móng, dẫn đến kết cấu của lớp lót này không vững, biến dạng và gây lún sụt.
Tóm lại, cần phải tạo lớp lót bằng bê tông đá 1-2, sau đó đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối. Bên cạnh đó, việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm sẽ làm giảm độ cứng nền móng, do đó móng sẽ bị yếu, có thể bị rung động khi xe chạy bên trên hoặc bên cạnh. Hơn nữa, lớp cát đệm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình do chịu ảnh hưởng của lực xung động.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
kimthuong2018 Tư vấn Cùng Xe Nâng 7777 tìm hiểu về ưu nhược điểm của xe nâng dầu Các dịch vụ khác 0
kimthuong2018 Tư vấn Cùng viettelnet.com.vn tìm hiểu chi tiết gói cước 5G Viettel Các dịch vụ khác 0
kimthuong2018 Tư vấn Cùng ATS Legal tìm hiểu thị trường bất động sản nửa cuối 2024 Các dịch vụ khác 0
I Máy khắc laser kim loại là gì? Cùng tìm hiểu về máy khắc kim loại Laser mini fiber machine 20w, 30w, 50w Các dịch vụ khác 0
hoaiithuong Tìm hiểu các lưu ý cần biết khi du lịch Hàn Quốc cùng Du lịch Liên Bang Du Lịch 0
hoaiithuong Tìm hiểu các lưu ý cần biết khi du lịch Hàn Quốc cùng Du lịch Liên Bang Du Lịch 0
I Bàn thao tác là gì? Giúp bạn tìm hiểu về bàn thao tác cùng những thông tin cần thiết. Các dịch vụ khác 0
CapHouse Cùng Sàn Giao Dịch CapHouse Tìm Hiểu Mã Cổ Phiếu Mondelez – Thương Vụ Cổ Tức Cực Kỳ Hấp Dẫn Trong Tháng Các dịch vụ khác 0
C Cùng Việt Mỹ tìm hiểu muốn bán vé máy bay đi Đài Nam đăng ký ở đâu Du Lịch 0
CapHouse Cùng Sàn Giao Dịch CapHouse Tìm Hiểu Mã Cổ Phiếu Mondelez – Thương Vụ Cổ Tức Cực Kỳ Hấp Dẫn Trong Tháng Các dịch vụ khác 0
C Cùng Việt Mỹ tìm hiểu giá vé máy bay đi Trung Quốc tháng 3 Du Lịch 0
C Tìm hiểu Vé tàu Dĩ An đi Tháp Chàm cùng Việt Mỹ Du Lịch 0
Trịnh Tấn Khải Thời trang tối giản ? Hãy cùng Normalist tìm hiểu về phong cách này nhé ! Thời trang Nữ 0
donghochat8668vip Cần mua Cùng tìm hiểu về lịch sử thú vị của Logo Patek Philippe Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
happyfoodofficial Cùng Happy Food tìm hiểu về dinh dưỡng trong hạt macca Ẩm thực 0
Tin liên quan