Bác Hồ Vẽ Tranh Và Những Tác Phẩm Vẽ Bác

VnVietNhan

Thành viên mới
2/1/17
703
1
18
VND
Những tác phẩm Bác vẽ



Phần đầu bộ sưu tập gồm một số tranh do Bác vẽ từ những năm 1922 đến năm 1944, trong suốt thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài từ châu Âu đến châu Á. Phần thứ hai gồm những tác phẩm tranh tượng của các họa sĩ, các nhà điêu khắc, các nghệ nhân, những người làm nghệ thuật không chuyên nghiệp đã sáng tác về Bác, kể từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.



Riêng số tranh Bác Hồ vẽ chủ yếu được tập hợp trên 3 nguồn tài liệu.



– Tranh minh họa trên tập Ngục trung nhật ký, tập thơ viết trong những ngày Bác bị cầm tù tại nhiều nhà giam ở Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, trước ngày Bác về nước.



Báo Việt Nam độc lập cũng do Bác sáng lập, xuất bản tại liên tỉnh Cao Bắc -Lạng, Việt Bắc, từ sau ngày Bác về nước vào những năm 1941, 1942, 1945.



Mở đầu bộ sưu tập là một số tranh đả kích, tranh biếm họa của Bác. Một trong những bức điển hình nhất: Toàn quyền Va-ren và Cụ Phan Bội Châu (với bút danh Ký Viễn, đăng trên báo Người cùng khổ năm 1922).



Tranh bố cục chỉ có ba nhân vật chính: Trong một gian nhà hẹp, cụ Phan Bội Châu ngồi trên một chiếc giường gỗ sơ sài; trang phục quần dài, áo cánh, ngực mang số tù, chân đất, cổ đeo gông, hai chân mang xiềng sắt, một tay chống lên đùi, một tay Cụ chỉ vào chiếc gông trên cổ, nét mặt cương nghị, trong tư thế đang đối thoại gay gắt với kẻ thù.



Đối diện với Cụ là tên toàn quyền Va-ren, đầu đội mũ dạ cao lêu đêu, vận lễ phục “đuôi tôm” kiểu chính khách, một tay hắn cầm chiếc can, một tay đang giơ ra trước mặt cụ Phan chiếc bài ngà Kim khánh dụ dỗ Cụ.



Cạnh tên Va-ren là tên Việt gian, đại diện cho bọn Nam triều, đầu đội khăn đóng, áo gấm, bài ngà, tay cầm quạt gấp, cùng với tên thực dân cáo già đang chăm chú theo dõi thái độ của cụ Phan trong cuộc đối thoại. Nét vẽ giản đơn nhưng rất thực và hài hước đến mức sâu cay, hóm hỉnh.



Bac-2.jpg



NGUYỄN ÁI QUỐC – Mau lên! Ê! Mày hãy tỏ ra có lòng trung thành chứ! Mẹ kiếp



Tiếp theo là bức Mau lên! Ê! Mày hãy tỏ ra có lòng trung thành chứ! Mẹ kiếp! Lần này Bác ký bút danh là N.A.Q (Nguyễn Ái Quốc). Tranh gồm hai nhân vật: một tên Tây thực dân to béo, bụng phệ, tay cầm can, mồm ngậm xì gà, đầu đội mũ kiểu “thuộc địa” nằm ngửa trên chiếc xe tay mui trần do một người bản xứ gầy guộc, rách rưới, đang kéo hắn một cách khó nhọc.



Trong sự tương phản đầy bất công ấy, từ mồm hắn lại sủa ra những câu tục tĩu, đầy hách dịch theo kiểu “văn minh bề trên” với người kéo xe bản xứ nọ. Để nhấn mạnh vào ý này, Bác còn có những chữ phụ đề rất mỉa mai ở hai chiếc bánh xe như “văn minh”, “tiến bộ”, “khai hóa”, v.v…



Bức Thực dân Pháp đánh đập tàn nhẫn người dân thuộc địa cũng đăng trên báo Người cùng khổ. Tranh gồm 3 nhân vật. Một tên lính thực dân đang vung roi đánh rất tàn nhẫn xuống một người da đen thuộc địa khốn khổ đã gục ngã.



Chưa hết, vừa đánh hắn còn lấy mũi giày đinh đá túi bụi vào người dân châu Phi. Sau hai nhân vật chính, thấp thoáng là bóng một ngôi nhà thờ Hồi giáo; xa nữa là bóng một cây cọ nhỏ bé nhô lên trên sa mạc mênh mông, một người da đen rách rưới khác đang hốt hoảng chạy trốn, hai tay giơ lên kêu trời, lo sợ cho số phận của mình.



Bức tranh làm người xem căm thù và xúc động trước cảnh tàn ác tột độ của bọn thực dân đối với các dân tộc thuộc địa, cũng như giới báo chí tiến bộ lúc này.



Cùng với một số tranh đăng trên tờ Người cùng khổ, bộ sưu tập còn giới thiệu với người xem một số tranh nguyên bản khác của Bác trên một số tài liệu nữa. Trước hết đó là bức minh họa của Bác ngay ở bìa tập Ngục trung nhật ký.



Tranh vẽ hai cánh tay bị xiềng với hai nắm đấm đang giơ cao, biểu hiện tinh thần bất khuất, đầy kiên quyết của kẻ bị tù đầy. Phía trên hai nắm tay là 4 câu thơ ngũ ngôn bằng chữ Hán và trên cùng là 4 chữ – tên tập nhật ký.



Về mặt nghệ thuật, ta thấy Bác trình bày rất giản dị, rõ ý mà bố cục khá chặt, phân bố những mảng khối khá hợp lý, đúng với tiêu chuẩn của một bức đồ họa trình bày bìa sách. Hình đã giàu tính biểu hiện, nét vẽ và chữ cũng mang tính tạo hình, do đó càng nhấn mạnh được chủ đề của tập thơ: Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn thành sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao.



Ở hầu hết các tranh, Bác thường kết hợp khá nhuần nhuyễn hai yếu tố họa và thơ. Về mặt này, ta thấy tranh Bác rất gần với phương pháp sáng tác dân gian truyền thống. Về sau, ta còn gặp thủ pháp đó ở loạt tranh của Bác trên tờ Việt Nam độc lập.



Trước hết, phải kể đến bức tranh cổ động Bác vẽ tuyên truyền cho tờ báo này. Bằng một ý vui và thông minh, Bác đã sử dụng ngay số nét hợp lý của bốn chữ “Việt Nam độc lập” tạo thành một người Việt Nam trẻ tuổi, đầu đội nón, đang thổi kèn loa chân theo nhịp bước, kêu gọi đồng bào “Đoàn kết để cùng nhau cứu nước Nam ta ” – như lời thơ phụ đề của Bác dưới bức tranh. Chỉ bằng một hình vẽ thật vui và đơn giản và ngộ nghĩnh, bức tranh đã đạt được mục đích tuyên truyền, cổ động với hiệu quả cao nhất của nó.



Bức tranh khác, Bác lại giới thiệu một đề tài mới: Thực dân Pháp – phát xít Nhật với dân ta. Tranh cũng chỉ có ba nhân vật. Một tên thực dân Pháp, đầu đội mũ phớt, âu phục cổ cồn cà vạt, mặt béo phệ, hai mắt ti hí, râu vểnh ghi đông, đứng trước hắn là tên Nhật lùn cũng béo phệ, đội mũ vải mềm lưỡi trai, tay tuốt kiếm trần, cánh tay đeo băng “mặt trời mọc”, chân đi ủng đen quá khổ; cạnh hai tên thực dân “phát-xít là một người Việt Nam gầy yếu, đầu búi tó củ hành, mình trần, quần đùi rách, xương sườn nhô ra, chống gậy lom khom trong dáng đi mệt mỏi; trên lưng chất đầy những chiếc bao tải nặng với những dòng chữ đề “sưu thuế?”, “ăn uống đắt đỏ”… chỉ cần nhìn qua những nhân vật với ít chữ chú thích của Bác, người xem nhận ra ngay chủ đề của bức vẽ.



Xem bức tranh, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến những tác phẩm biếm họa dân gian như Thầy đồ cóc, Đám cưới chuột… cả hình ảnh lẫn phụ đề xen lẫn nhau, rất hóm hỉnh, hài hước.



Bên cạnh tranh đả kích, tranh biếm họa, tranh minh họa, tranh cổ động, Bác còn vẽ tranh vui, tranh tuyên truyền theo thể liên hoàn. Bức Biết đồng sức. Biết đồng lòng. Việc gì khó. Làm cũng xong đăng ở mục “Vườn văn” của tờ Việt Nam độc lập là một ví dụ điển hình.



Tranh vẽ bút sắt gồm 3 “phân cảnh”, ứng với ba vế thơ phụ đề:



Cảnh 1: một anh chàng bé nhỏ đang loay hoay đẩy tảng đá nặng “ngàn cân”; hì hục mãi mà tảng đá cứ ỳ ra đấy. Bác đề thơ: “Hòn đá to. Hòn đá nặng. Một người nhấc. Nhấc không đặng”.



Cảnh 2: cũng tảng đá “Ngàn cân” ấy, bây giờ có thêm một anh đẩy nữa, còn anh thứ ba thì lại đứng ngoài bàng quan với công việc. Kết quả, đá vẫn ì ra. Bác đề thơ: “Hòn đá nặng. Hòn đá bền. Chỉ ít người. Nhấc không lên”.



Cảnh 3: cũng hòn đá nặng “ngàn cân” ấy bây giờ là cả một tập thể người mó tay vào. Bỗng nhiên “nâng bổng” được hòn đá nọ. Bác đề thơ kết luận: “Hòn đá to, Hòn đá nặng. Nhiều người nhấc. Nhấc lên đặng”: Thế là chỉ có 3 bức tranh mà cả một khái niệm rộng lớn, vốn rất trừu tượng trở nên rất cụ thể, dễ hiểu.



…Chắc chắn trong một bộ sưu tập ngắn ngủi không thể kể hết những gì Bác đã vẽ liên tục trên nhiều sách báo và tạp chí khác nhau, qua hơn 30 năm hoạt động, với một địa bàn rộng lớn Âu, Á, Phi, Mỹ – La tinh.



Chỉ riêng nói đến 2 tờ báo quen thuộc nhất là Người cùng khổ và Việt Nam độc lập công việc sưu tập vẫn đang cần tiếp tục. Đó là chưa kể tới những nguồn tài liệu trên các tờ Thanh niên (do Bác sáng lập tại Quảng Châu vào năm 1926 – 1927), tờ Thân ái (cũng do Bác sáng lập năm 1928, tại Thái Lan) và những tờ khác mà Bác có tham gia viết bài, có thể có cả tranh minh họa nữa, như tờ Nhân đạo (tại Pháp), tờ Sự thật (tại Liên Xô), tờ Tin tức (Tạp chí của Quốc tế Cộng sản), v.v…



Những điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhất trí với nhau được là: cũng như ở văn xuôi và thơ, với hội họa, Bác có một lối diễn giải rất dễ hiểu, tinh thần tinh lọc và tính khái quát hóa cao, do đó, tranh rất xúc tích, truyền cảm nhanh và mạnh tới người xem.



Ngoài ra, về bút pháp nghệ thuật của Bác, ta thấy Bác đã tiếp thu được khá rõ nét bút pháp dân gian truyền thống. Đó là lối vẽ nét, diễn tả bằng những khái niệm “đường viền” qua cách tạo hình trên mặt phẳng của phương Đông; hoặc có kết hợp với lối vẽ mới, song không quá lệ thuộc vào bút pháp tả thực theo lối họa phái châu Âu cổ điển.



Nói tóm lại, Bác vẽ bằng tình cảm và lý trí thực của mình, đó là những điều kiện thiết yếu để nghệ thuật có được sức truyền cảm mạnh mẽ.



Những tác phẩm vẽ về Bác



Phần hai của bộ sưu tập, gồm số lớn những tác phẩm của các nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đã sáng tác về Bác.


Cùng với Diệp Minh Châu và Nguyễn Thành Long, bức Chân dung Bác của Phi Tư Gấm (bút danh của Huỳnh Văn Gấm trong kháng chiến) cũng được người xem chú ý đặc biệt. Chân dung được trình bày trên nền gấm hoa sen, chữ thọ.



Và bao quanh Bác là những bông lúa vàng nặng trĩu của đồng ruộng phì nhiêu Nam Bộ. Có thể nói đây là một trong số ít những tác phẩm vận dụng tập quán thẩm mỹ cổ truyền và thị hiếu dân tộc để tỏ niềm tôn kính đối với Bác.



bac-3.jpg


DƯƠNG BÍCH LIÊN – Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc. Sơn mài​




Nguồn internet

Chúng tôi chuyên cung cấp tranh sơn mài, Sơn mài , sơn mài cao cấp, tranh son mai.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
I Tượng bác Hồ ngồi ghế bành bằng đồng đỏ cao 50cm hạ màu thời gian Các dịch vụ khác 0
B Bảng trích thư Bác Hồ in pp viền nhôm Các dịch vụ khác 0
B Bảng 5 điều Bác Hồ dạy – bảng biểu lớp học Các dịch vụ khác 0
S Bảng 5 Điều Bác Hồ dạy treo lớp học Các dịch vụ khác 0
B Bảng trích thư Bác Hồ gửi học sinh Các dịch vụ khác 0
B 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng cho trường học Các dịch vụ khác 0
B Ảnh chân dung Bác Hồ treo tường lớp học Các dịch vụ khác 0
N Cần bán Chỉ 4,3 tỷ có ngay căn hộ cao cấp quận Ba Đình, cạnh Lăng Bác Hồ Nhà bán - cho thuê 0
Không Gian Gốm Bát Tràng Cần bán Lựa chọn tượng Bác Hồ bán thân làm quà đại hội ý nghĩa Nội Thất - Xây Dựng 0
vuadodongsg Vẻ đẹp của tượng Bác Hồ nhỏ để bàn Các dịch vụ khác 0
vuadodongsg Vẻ đẹp của tượng Bác Hồ nhỏ để bàn Các dịch vụ khác 0
Caosonnguyen81 Cần bán 5 tầng, 3 ngủ,Lô góc,sát phố,gần Lăng Bác và Hồ Tây, nhỉnh 4 tỷ Nhà bán - cho thuê 0
vuadodongsg 7 mẫu tượng Bác Hồ để bàn đẹp nhất Các dịch vụ khác 0
doducthanh Tư vấn Thờ Bác Hồ trong nhà - Lưu giữ và biết ơn Người mãi mãi Căn hộ chung cư 0
ducdongqh Tư vấn Lập bàn thờ Bác Hồ trong nhà thế nào cho đúng? Các dịch vụ khác 0