Bệnh loãng xương ở người già

Mediphar

Thành viên mới
23/7/19
2
0
1
VND

Loãng xương ở người cao tuổi là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khinh này.


Theo tổ chức Y tế thế giới, chẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T score được đo bằng phương pháp DExa < 2.5 . Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của hai quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giản trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Nguyên nhân của bệnh loãng xương người già này có thể là do:


Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động nhiều ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, chức năng dạ dạy, gan, đường ruột, thận, tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa.

Hormone sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormone sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu.

Hormone cận giáp: Do lượng canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết có trong máu, khi đó hormone cận giáp tiết ra để điều canxi trong xương chuyển ra bổ sung trong máu nhăm duy trì sự ổn định nồng độ canxi có trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

Dinh dưỡng: Thiếu Canxi, photpho, magie, albumin dạng keo, axit amin và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.

Suy giảm miễn dich; cũng góp phần gây ra chứng loãng xương

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh loãng xương là gãy xương. Gãy xương ở loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột sống lưng và thắt lưng, cổ xương đùi...Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lí tuổi tác đi kèm như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường và khi tình trạng loãng xương nặng thì việc liền xương thường rất khó khăn, khi đó người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày trong bệnh viện. Điều này làm cho tình trạng loãng xương càng tăng hơn, kéo theo nhiều bệnh lí khác, nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe người có tuổi: nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mông, loét vùng xương cùng, gãy xương nhất là gãy cổ xương đùi, không những gây đau đớn, giảm khả năng vận động mà còn làm tăng nguy cơ mắc cách bệnh khác, đặc biệt là tăng nguy cơ tàn phế và tử vong.

Các số liệu cho thấy 20% bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ bị tử vong trong vòng 1 năm sau đó, 50% còn lại là bị tàn phế hoặc nặng phải có người trợ giúp suốt đời. Khi bị loãng xương phải điều trị tích cực và lâu dài. Các phương pháp điều trị đều khá đắt tiền nên chi phí điều trí thường quá cao so với lúc sống của đa số người dân lao động. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế. Phòng bệnh sẽ kinh tế hơn chữa bệnh rất nhiều, đây là giải pháp tốt nhất ở mọi quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo.

Để phòng ngừa bệnh loãng xương chúng ta nên bổ sung sữa, các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đây cũng là đầu tư cho sức khỏe, việc làm này phải trở thành ý thức tự giác của toàn xã hội, của các thế hệ để cải thiện nòi giống, tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lí của phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á như nước ta. Nếu khối lượng, xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.

Bên cạnh đó, việc dùng glucosamine1500 cũng được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Công dụng của glucosamin là là làm giảm các cơn đau do viêm khớp đầu gối, hông, bả vai và lưng gây ra. Hợp chất Glucosamine MSM bổ hiệu quả trong việc hỗ trợ khả năng vận động, bôi trơn các khớp xương, duy trì trạng thái khỏe mạnh cho sụn và các tế bào xương.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
NYK Việt Nam Bị bệnh loãng xương - Dùng nước điện giải ion kiềm được không? Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
D Tư vấn Triệu chứng bệnh loãng xương Các dịch vụ khác 0
yeulamgi Cần bán Làm thế nào để bổ sung bá bệnh cho tình trạng loãng xương? Mẹ và Bé 0
ducnguyen3792 Tư vấn Điều trị bệnh loãng xương như thế nào cho hiệu quả? Các dịch vụ khác 0
yeulamgi Cao bá bệnh hỗ trợ điều trị loãng xương do thiếu hụt androgen ở nam giới Các dịch vụ khác 0
H Bệnh loãng xương xuất hiện Khi nào? Tuyển sinh- Học Hành 0
nguyennam96 Thói quen xấu hàng ngày gây nên bệnh loãng xương Các dịch vụ khác 0
H Bệnh suy thận có thể dẫn đến loãng xương. Tuyển sinh- Học Hành 0
nguyennam96 Phòng bệnh loãng xương sao cho hiệu quả? Tuyển sinh- Học Hành 0
nguyennam96 Chế độ dinh dưỡng phòng và điều trị bệnh loãng xương Tuyển sinh- Học Hành 0
nguyennam96 Làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa bệnh loãng xương? Các dịch vụ khác 0
nguyennam96 Làm thế nào để điều trị bệnh loãng xương? Tuyển sinh- Học Hành 0
trungkeng37 Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương Các dịch vụ khác 0
zaptran Loãng xương, thoái hóa khớp không còn là "bệnh của người già" Các dịch vụ khác 0
damsoncic Bệnh loãng xương ở nam giới và các điểm đặc thù của bệnh Các dịch vụ khác 0