Cách làm bánh gạo lứt ăn kiêng cực đơn giản chỉ trong 5 phút

beefoodhealthyy

Thành viên mới
7/12/22
2
0
1
VND

Bánh gạo lứt ăn kiêng bao nhiêu calo?

Bánh gạo lứt ăn kiêng có thành phần chính là gạo lứt, có cấu tạo gồm: sợi cám, mầm gạo và phần nội nhũ. Hạt gạo lứt được xay sơ, bóc đi lớp vỏ trấu, giữ lại lớp màng. Lớp màng này có màu nâu đỏ, chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho việc giảm cân..

1 chiếc bánh gạo lứt 10g chứa khoảng:

  • Calo: 36
  • Chất xơ: 0.5g
  • Tinh bột: 7,4g
  • Chất đạm: 0.8g
  • Niacin (một loại vitamin nhóm B): 5% DV
Như vậy, bánh gạo lứt ăn kiêng chứa hàm lượng calo thấp hơn rất nhiều các loại bánh kẹo thông thường.

Chắc hẳn các bạn đã biết được bánh gạo lứt ăn kiêng bao nhiêu calo? Dưới đây là 2 cách làm bánh dễ dàng và ngon:

Cách làm bánh gạo lứt ăn kiêng

banh-gao-lut-an-kieng-bao-nhieu-calo


Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo lứt: 600g
  • 1.5 gói men nở
  • Sữa tươi không đường: 300ml
  • Trứng gà: 5 quả
  • Thịt heo nạc xay hoặc băm nhỏ: 300g (tùy muốn nhân nhiều hay ít)
  • Mộc nhĩ: 4 tai
  • Hành tây: 2 củ nhỏ
  • Đường: 150g
  • Gia vị làm bánh: muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu, dầu ăn, đường.

Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị nhân bánh

  • Trứng gà luộc chín, chia làm 4 (trứng cút).
  • Hành tây lột bỏ vỏ, thái hạt lựu, thái nhỏ.
  • Mộc nhĩ khô ngâm nước cho nở ra, rửa sạch rồi thái hoặc băm nhỏ.
  • Cho thịt băm, mộc nhĩ, hành tây, nước mắm, bột nêm, dầu ăn, tiêu vào tô lớn và trộn đều hỗn hợp.

Bước 2: Ủ bột nở

  • Cho sữa tươi không đường vào nồi, đun nóng khoảng 55°C rồi cho gói men nở vào và trộn hỗn hợp để bột nở đều .
  • Rây bột gạo lứt qua rây để bột được mịn hơn. Lấy 1 tô nhỏ bột đã rây để riêng làm áo bột (bánh không bị dính vào nhau). Phần bột còn lại cho ra tô lớn, thêm chút đường và muối vào trộn sao cho đều hỗn hợp.
  • Đổ từ từ hỗn hợp sữa tươi và men nở vào tô bột gạo lứt rồi trộn lên. Dùng tay nhào bột khoảng 15 phút rồi cho tiếp 1 thìa dầu ăn vào, nhào tiếp cho đến khi bột thật mịn.
  • Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột ủ bột khoảng 2 giờ để bột nở phồng.

Bước 3: Hấp bánh bao

  • Rắc chén bột để riêng khi nãy lên bàn sạch để tránh bánh không dính lên bàn.
  • Sau khi bột nở gấp đôi lượng ban đầu, bạn nhào bột một lần nữa rồi chia bột thành các phần đều nhau, vừa cho một chiếc bánh bao (tùy theo khối lượng mình mong muốn).
  • Đặt từng phần bột đã chia lên bàn, dùng chày (cán gỗ) cán mỏng để cho nhân bánh vào.
  • Cho trứng và nhân bánh đã chuẩn bị vào giữa phần bột đã cán, túm miệng bánh cho thật chặt để khi hấp nhân bánh không bị trào ra.
  • Bạn có thể dùng các dụng cụ tạo hình bánh bao để tạo hình dáng khác nhau cho bánh trông đẹp mắt hơn.
  • Sau khi nặn xong bánh, bạn để bánh nghỉ thêm 20 phút để bánh nở.
  • Cho bánh lên nồi và hấp từ 15 – 20 phút là bánh chín.
Kết quả món bánh bao gạo lứt ăn kiêng:

  • Vỏ bánh mềm mịn, thơm mùi sữa, bánh tròn đều.
  • Nhân bánh có hương vị, vừa miệng, không bị nhạt

Lợi ích sức khỏe của bánh gạo lứt

Phù hợp ăn kiêng​

Gạo lứt có chứa rất nhiều chất xơ, giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt hơn, no lâu hơn nhưng lại hấp thụ rất ít calo (năng lượng) vào cơ thể. Chỉ cần nạp vào cơ thể một khối lượng nhỏ gạo lứt, bạn cũng đã thấy no và không muốn nạp thêm. Điều này giúp cơ thể đánh lừa não bộ và bắt đầu sử dụng năng lượng tích trữ (chính là mỡ thừa) để duy trì sinh hoạt ổn định.

Phù hợp cho người tập gym, người tập thể thao

Gạo lứt là nguồn dinh dưỡng dồi dào giá trị cao. Sản phẩm này là giải pháp phù hợp cho người tập thể hình / thể thao, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, cung cấp năng lượng cho quá trình luyện tập, vừa không gây tích tụ mỡ thừa và hỗ trợ đắc lực cho quá trình hình thành cơ cũng như kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Tốt cho sức khỏe​

Gạo lứt rất nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng và cải thiện hệ tiêu hóa. Gạo lứt còn tác dụng hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng glucose trong máu, giảm cholesterol và giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường.

Ngoài ra hạt Quinoa chứa lượng dinh dưỡng nhiều hơn những loại ngũ cốc khác, lượng lớn vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật và đặc biệt là hàm lượng chống oxy hóa cao; cải thiện sức khỏe xương và răng; các acid amin thiết yếu trong quinoa vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, tham gia vào cơ chế sinh năng lượng của mọi tế bào, tham gia vào sự tăng trưởng và tái tạo mô,…