CHẤT LƯỢNG HIỂN THỊ
Không giống với người đàn anh G7 của mình, Dell G5 5590 chỉ được trang bị màn hình có tần số quét 60Hz thay vì 144Hz. Đây chính là điểm trừ lớn nhất của G5 bởi dù sao thì G5 cũng sở hữu một cấu hình rất mạnh với GPU RTX2060
Tiến hành đo đạc bằng SPYDERX ELITE được kết quả như sau
Dải màu sRGB và AdobeRGB là rất tốt, tương tự với G7 7590
Giá trị Gamma lại có sự sai lệch khá nhiều là 2.6 so với 2.2 tiêu chuẩn, điều này làm cho hình ảnh có phần hơi tối khi xem trong cùng một môi trường ánh sáng, tuy nhiên khi xem ở những môi trường có ít ánh sáng thì cũng không phải là một vấn đề lớn
Nói thêm một chút về giá trị Gamma, giá trị này là bao nhiêu là hợp lý sẽ phụ thuộc khá nhiều vào độ sáng mà môi trường bạn xem. Môi trường xung quanh càng tối thì việc cảm nhận độ tương phản của hình ảnh sẽ thấp đi, chính vì vậy lúc này giá trị Gamma cao hơn sẽ giúp bù lại. Ngược lại ở môi trường sáng, người xem sẽ cảm nhận rõ về độ tương phản hơn, lúc này giá trị Gamma thấp hơn sẽ giúp hình ảnh sáng và dễ nhìn hơn
Giá trị Gamma thấp (<2.2) thường làm cho hình ảnh sáng hơn, độ tương phản và bão hoà màu thấp hơn. Nếu giá trị Gamma cao (>2.2) thường làm hình ảnh trông tối hơn, độ tương phản và bão hoà màu cao hơn
Có thể lấy ví dụ hội dồng Điện Ảnh Vương Quốc Anh (UK Film Council) khuyến nghị những phim được Master ở hệ màu Rec709 có giá trị Gamma là 2.45 khi được chiếu trong rạp chiếu phim
Vì vậy tuy có giá trị Gamma cao hơn so với chuẩn là 2.2, tuy nhiên nếu bạn sử dụng ở những môi trường có độ sáng vừa phải hay tối thì hình ảnh vẫn hoàn toàn hài hoà
Độ sáng tối đa lên đến 287 nits cùng độ tương phản cao là 980:1 đã đóng góp rất nhiều vào chất lượng hình ảnh của sản phẩm này
Số điểm mà SPYDERX ELITE chấm cho khả năng hiển thị của Dell Gaming G5
HIỆU NĂNG
Vẫn như thường lệ, đầu tiên là những đánh giá hiệu năng CPU bằng các phần mềm thông dụng, mình sẽ so sánh với Dell Gaming G7 7590 - một chiếc Laptop Gaming có hiệu năng CPU cực tốt. (Xem thêm về Dell Gaming G7 7790 tại ĐÂY)
Khá bất ngờ là số điểm đa nhân của G5 5590 có phần nhỉnh hơn một chút, tuy nhiên với sự chênh lệch ít ỏi (khoảng 3% và số điểm có sai lệch sau mỗi lần test) thì có thể coi là tương đương với nhau
Tiếp tục là sự chênh lệch nhỏ (khoảng 3%) giống như Cinebench R15
Tuy nhiên sự chênh lệch đã được mở rộng thành 11% khi sang đến V-Ray, đến đây thì có thể thấy hiệu năng CPU của Dell G5 5590 thực sự có phần nhỉnh hơn so với G7 7590
Khi sang đến PCMark 10 - phần mềm đo hiệu năng tổng hợp của hệ thống thì Dell G7 đã có sự trở lại, tuy không nhiều (khoảng 3%)
Điểm chi tiết của Dell G5 5590 như sau
ESSENTIALS: 8.863
PRODUCTIVITY: 7046
DIGITAL CONTENT CREATION: 6.490
Với số điểm thuộc mức cao như vậy thì Dell Gaming G5 5590 hoàn toàn có thể đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu, từ sử dụng thông thường, coding, làm văn phòng với nhiều hàm tính toán phức tạp cho đến chỉnh sửa ảnh, video và dựng hình 2D 3D
Một điểm cộng của G5 so với G7 chính là ở tốc độ SSD. Tốc độ được cải thiện đáng kể so với Dell G7
Mức xung nhịp của Dell Gaming G5 5590 hoàn toàn tương tự với Dell G7 7590, điều này lý giải số điểm khi Benchmark của hai thiết bị là gần như tương đương nhau. Đây là một mức xung gần như cao nhất trên thị trường Laptop Gaming hiện tại, vô cùng phù hợp dành cho các nhu cầu làm việc các phần mềm dựng hình 2D 3D, những công việc cần mức xung cao
Tiếp theo là những bài test về GPU của máy, vẫn có sự so sánh với Dell G7 7590, 2 máy đều sử dụng GPU Nvidia Geforce RTX2060
Sự chênh lệch là có nhưng rất nhỏ, chỉ khoảng 2%
Sự chênh lệch ở Fire Strike cũng chỉ ở mức không đáng kể là 3%
Chuyển qua những bài test Game
Số khung hình chênh lệch vào khoảng 14%, khung hình được đo bằng FRAPS trong quá trình chơi, chính vì vậy có thể sẽ xuất hiện sự khác biệt sau mỗi lần chơi, tuy nhiên có thể khẳng định là hiệu năng Dell G7 7590 có tốt hơn so với G5 5590
Sang đến Benchmark của Far Cry 5, sự chênh lệch khoảng gần 4% nghiên về G7
Sự chênh lệch lần lượt ở các thiết lập HIGH - ULTRA - EXTREME là 8% - 7.6% - 9% nghiêng về Dell G7
Sử dụng FRAPS để do cùng một phân đoạn chơi, sự chênh lệch là khoảng 10% nghiêng về G
Có chút bất ngờ là GDell G5 lại nhỉnh hơn một chút so với G7 ở GTA V vào khoảng gần 6%
Với Benchmark Shadown Of Tomb Raider, kết quả là gần như tương đương
Tương tự với Assasin's Creed Odyssey
NHIỆT ĐỘ
Với mức xung nhịp luôn duy trì ở mức cao, nhiệt độ CPU của máy luôn nằm trong khoảng 8x đến hơn 90 độ một chút, GPU thì tương đối mát mẻ
Nhiệt độ bề mặt máy nóng nhất là khoảng 55 độ, nhưng ở phía trên của máy và khá xa khu vực đặt tay trong khi chơi game
Khu vực phím WASD chỉ hơi ấm, khoảng 44 độ C
Không giống như Dell Gaming G7 7590, G5 được trang bị duy nhất 1 SSD NVME 512GB và vẫn còn trống 1 khe 2.5 inches để có thể tuỳ chọn nâng cấp
Còn lại cả 2 khe RAM của máy đã được lấp đầy với 2 thành 8GB chạy thiết lập Dual Channel để tối ưu hiệu năng cho máy, vì vậy nếu muốn nâng cấp bạn buộc lòng phải bỏ RAM trong máy đi và thay bằng thanh mới
TỔNG KẾT
Có thể nói Dell Gaming G5 5590 chính là Dell G7 7590 nhưng chỉ cắt giảm về tần số quét màn hình, từ 144Hz => 60Hz + mức giá rẻ hơn. Bù lại thì màn hình của G5 có khả năng tái tạo màu sắc chuẩn xác hơn so với G7, bên cạnh đó mình thích option SSD 512GB cùng với khe 2.5 inches trống để nâng cấp hơn so với SSD 256GB + HDD 1TB
Hơn nữa nếu bạn là người hay chơi những game nặng với thiết lập cao thì FPS sẽ có thể quanh quẩn ở mức 50 - 70 FPS, chính vì vậy một chiếc màn hình 60Hz vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt cho bạn, dĩ nhiên 144Hz vẫn sẽ là tốt nhất cho chơi game.
Không giống với người đàn anh G7 của mình, Dell G5 5590 chỉ được trang bị màn hình có tần số quét 60Hz thay vì 144Hz. Đây chính là điểm trừ lớn nhất của G5 bởi dù sao thì G5 cũng sở hữu một cấu hình rất mạnh với GPU RTX2060
Tiến hành đo đạc bằng SPYDERX ELITE được kết quả như sau
Dải màu sRGB và AdobeRGB là rất tốt, tương tự với G7 7590
Giá trị Gamma lại có sự sai lệch khá nhiều là 2.6 so với 2.2 tiêu chuẩn, điều này làm cho hình ảnh có phần hơi tối khi xem trong cùng một môi trường ánh sáng, tuy nhiên khi xem ở những môi trường có ít ánh sáng thì cũng không phải là một vấn đề lớn
Nói thêm một chút về giá trị Gamma, giá trị này là bao nhiêu là hợp lý sẽ phụ thuộc khá nhiều vào độ sáng mà môi trường bạn xem. Môi trường xung quanh càng tối thì việc cảm nhận độ tương phản của hình ảnh sẽ thấp đi, chính vì vậy lúc này giá trị Gamma cao hơn sẽ giúp bù lại. Ngược lại ở môi trường sáng, người xem sẽ cảm nhận rõ về độ tương phản hơn, lúc này giá trị Gamma thấp hơn sẽ giúp hình ảnh sáng và dễ nhìn hơn
Giá trị Gamma thấp (<2.2) thường làm cho hình ảnh sáng hơn, độ tương phản và bão hoà màu thấp hơn. Nếu giá trị Gamma cao (>2.2) thường làm hình ảnh trông tối hơn, độ tương phản và bão hoà màu cao hơn
Có thể lấy ví dụ hội dồng Điện Ảnh Vương Quốc Anh (UK Film Council) khuyến nghị những phim được Master ở hệ màu Rec709 có giá trị Gamma là 2.45 khi được chiếu trong rạp chiếu phim
Vì vậy tuy có giá trị Gamma cao hơn so với chuẩn là 2.2, tuy nhiên nếu bạn sử dụng ở những môi trường có độ sáng vừa phải hay tối thì hình ảnh vẫn hoàn toàn hài hoà
Độ sáng tối đa lên đến 287 nits cùng độ tương phản cao là 980:1 đã đóng góp rất nhiều vào chất lượng hình ảnh của sản phẩm này
Số điểm mà SPYDERX ELITE chấm cho khả năng hiển thị của Dell Gaming G5
- Nếu xét trên phương diện Gaming thì chắc chắn Dell Gaming G5 không thể sánh được với G7 vì sự thua kém rõ rệt về tần số quét (60Hz và 144Hz). Tuy nhiên khi xét đến khả năng hiển thị màu sắc chuẩn xác thì G5 lại vượt trội hơn, đặc biệt là về sự sai lệch màu sắc giữa các vùng trên màn hình. Thêm một điểm nữa, nếu các bạn thường xuyên chơi các tựa game có đồ hoạ đẹp và nặng ở mức thiết lập cao thì số khung hình trung bình cũng chỉ ở quanh mức từ 40 - 70 FPS, chính vì vậy với tấm nền 60Hz vần hoàn toàn có thể chơi tốt mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên như mình đã nói, dùng màn tần số quét cao vẫn thích hơn, hiển thị chuẩn màu và tần số quét cao - tuỳ theo lựa chọn của bạn
HIỆU NĂNG
Vẫn như thường lệ, đầu tiên là những đánh giá hiệu năng CPU bằng các phần mềm thông dụng, mình sẽ so sánh với Dell Gaming G7 7590 - một chiếc Laptop Gaming có hiệu năng CPU cực tốt. (Xem thêm về Dell Gaming G7 7790 tại ĐÂY)
Khá bất ngờ là số điểm đa nhân của G5 5590 có phần nhỉnh hơn một chút, tuy nhiên với sự chênh lệch ít ỏi (khoảng 3% và số điểm có sai lệch sau mỗi lần test) thì có thể coi là tương đương với nhau
Tiếp tục là sự chênh lệch nhỏ (khoảng 3%) giống như Cinebench R15
Tuy nhiên sự chênh lệch đã được mở rộng thành 11% khi sang đến V-Ray, đến đây thì có thể thấy hiệu năng CPU của Dell G5 5590 thực sự có phần nhỉnh hơn so với G7 7590
Khi sang đến PCMark 10 - phần mềm đo hiệu năng tổng hợp của hệ thống thì Dell G7 đã có sự trở lại, tuy không nhiều (khoảng 3%)
Điểm chi tiết của Dell G5 5590 như sau
ESSENTIALS: 8.863
PRODUCTIVITY: 7046
DIGITAL CONTENT CREATION: 6.490
Với số điểm thuộc mức cao như vậy thì Dell Gaming G5 5590 hoàn toàn có thể đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu, từ sử dụng thông thường, coding, làm văn phòng với nhiều hàm tính toán phức tạp cho đến chỉnh sửa ảnh, video và dựng hình 2D 3D
Một điểm cộng của G5 so với G7 chính là ở tốc độ SSD. Tốc độ được cải thiện đáng kể so với Dell G7
Mức xung nhịp của Dell Gaming G5 5590 hoàn toàn tương tự với Dell G7 7590, điều này lý giải số điểm khi Benchmark của hai thiết bị là gần như tương đương nhau. Đây là một mức xung gần như cao nhất trên thị trường Laptop Gaming hiện tại, vô cùng phù hợp dành cho các nhu cầu làm việc các phần mềm dựng hình 2D 3D, những công việc cần mức xung cao
Tiếp theo là những bài test về GPU của máy, vẫn có sự so sánh với Dell G7 7590, 2 máy đều sử dụng GPU Nvidia Geforce RTX2060
Sự chênh lệch là có nhưng rất nhỏ, chỉ khoảng 2%
Sự chênh lệch ở Fire Strike cũng chỉ ở mức không đáng kể là 3%
Chuyển qua những bài test Game
Số khung hình chênh lệch vào khoảng 14%, khung hình được đo bằng FRAPS trong quá trình chơi, chính vì vậy có thể sẽ xuất hiện sự khác biệt sau mỗi lần chơi, tuy nhiên có thể khẳng định là hiệu năng Dell G7 7590 có tốt hơn so với G5 5590
Sang đến Benchmark của Far Cry 5, sự chênh lệch khoảng gần 4% nghiên về G7
Sự chênh lệch lần lượt ở các thiết lập HIGH - ULTRA - EXTREME là 8% - 7.6% - 9% nghiêng về Dell G7
Sử dụng FRAPS để do cùng một phân đoạn chơi, sự chênh lệch là khoảng 10% nghiêng về G
Có chút bất ngờ là GDell G5 lại nhỉnh hơn một chút so với G7 ở GTA V vào khoảng gần 6%
Với Benchmark Shadown Of Tomb Raider, kết quả là gần như tương đương
Tương tự với Assasin's Creed Odyssey
- Hiệu năng Gaming của Dell Gaming G5 5590 ít nhiều cũng cho thấy sự thua kém so với G7 7590 dù cấu hình của hai máy là tương đương. Tuy nhiên bạn sẽ rất khó nhận ra sự thua kém này trong quá trình chơi thông thường.
NHIỆT ĐỘ
Với mức xung nhịp luôn duy trì ở mức cao, nhiệt độ CPU của máy luôn nằm trong khoảng 8x đến hơn 90 độ một chút, GPU thì tương đối mát mẻ
Nhiệt độ bề mặt máy nóng nhất là khoảng 55 độ, nhưng ở phía trên của máy và khá xa khu vực đặt tay trong khi chơi game
Khu vực phím WASD chỉ hơi ấm, khoảng 44 độ C
- Công bằng mà nói, nhiệt độ của máy là khá nóng, tuy nhiên hoàn toàn dễ hiểu bởi hiệu năng của máy mang lại cũng là rất mạnh mẽ
Không giống như Dell Gaming G7 7590, G5 được trang bị duy nhất 1 SSD NVME 512GB và vẫn còn trống 1 khe 2.5 inches để có thể tuỳ chọn nâng cấp
Còn lại cả 2 khe RAM của máy đã được lấp đầy với 2 thành 8GB chạy thiết lập Dual Channel để tối ưu hiệu năng cho máy, vì vậy nếu muốn nâng cấp bạn buộc lòng phải bỏ RAM trong máy đi và thay bằng thanh mới
TỔNG KẾT
Có thể nói Dell Gaming G5 5590 chính là Dell G7 7590 nhưng chỉ cắt giảm về tần số quét màn hình, từ 144Hz => 60Hz + mức giá rẻ hơn. Bù lại thì màn hình của G5 có khả năng tái tạo màu sắc chuẩn xác hơn so với G7, bên cạnh đó mình thích option SSD 512GB cùng với khe 2.5 inches trống để nâng cấp hơn so với SSD 256GB + HDD 1TB
Hơn nữa nếu bạn là người hay chơi những game nặng với thiết lập cao thì FPS sẽ có thể quanh quẩn ở mức 50 - 70 FPS, chính vì vậy một chiếc màn hình 60Hz vẫn hoàn toàn đáp ứng tốt cho bạn, dĩ nhiên 144Hz vẫn sẽ là tốt nhất cho chơi game.