Tư vấn Dịch vụ Cloud VPS là gì? Tìm hiểu cách quản trị VPS hiệu quả

nghiaidconline

Thành viên mới
29/9/20
127
0
16
VND

Tìm hiểu về dịch vụ Cloud VPS

quản trị VPS
Hình 1. Tìm hiểu về dịch vụ Cloud VPS
Cloud VPS – viết tắt của cụm từ Cloud Virtual Private Server, là máy chủ riêng ảo được thiết lập trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing. Bản chất thì Cloud VPS gần giống với Shared Hosting. Là một máy chủ ảo được cấp riêng cho từng người sử dụng. Người dùng có thể truy cập nhanh chóng truy cập trên các VPS mà không mất nhiều thao tác như trước kia nữa.

Hiểu theo cách khác, Cloud VPS là một giải pháp lưu trữ website trên hệ thống máy chủ trên công nghệ điện toán đám mây và công nghệ ảo hóa VMWare. Cloud VPS hoạt động với hiệu suất nhanh hơn, dễ dàng thao tác hơn mà còn tiết kiệm chi phí. Cloud VPS là một sản phẩm cải tiến, thay thế cho VPS thông thường. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với các dịch vụ lưu trữ khác, Cloud VPS là một giải pháp rất đáng để các doanh nghiệp sử dụng.

Những ưu điểm nổi bật của dịch vụ Cloud VPS

quản trị VPS
Hình 2. Những ưu điểm của dịch vụ Cloud VPS

Dễ dàng quản lý

Việc quản lý hệ thống thông qua Cloud VPS ngày càng dễ dàng. Với công nghệ ảo hóa cho phép quản lý thủ công chương trình ảo hóa được kích hoạt từ máy trạm mà không cần qua công cụ quản lý được các công ty, doanh nghiệp lớn sử dụng để quản trị nguồn tài nguyên và tăng khả năng phân tích dữ liệu.

Những công việc đó thường do bên đơn vị cung cấp dịch vụ làm. Bởi vậy, người dùng không thể nào chủ động được. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ Cloud VPS, người dùng được cung cấp tài khoản portal. Giúp người dùng có toàn quyền quản trị hệ thống, chủ động khởi động, backup và cài lại OS từ image ở local hay đã có sẵn trên hệ thống.

Mở rộng linh hoạt

Cloud VPS sở hữu nguồn tài nguyên dự trữ khổng lồ. Bất kỳ khi nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS. Và việc nâng cấp cũng diễn ra rất dễ dàng với vài thao tác đơn giản.

Đảm bảo an toàn và bảo mật cao

Tính an toàn và bảo mật là một trong các ưu điểm quan trọng giúp Cloud VPS được được nhiều khách hàng yêu thích. Đối với VPS thông thường khi máy chủ vật lý tổng mà gặp sự cố thì VPS cũng bị ảnh hưởng theo. Và khả năng mất dữ liệu có thể xảy ra. Đối với Cloud VPS thì dữ liệu sẽ được đảm bảo an toàn hơn bởi chúng được xây dựng trên nhiều máy chủ vật lý. Điều này cho phép dịch chuyển sang các không gian an toàn khác trong cùng hệ thống.

Tiết kiệm các chi phí

Đây cũng là một trong những yếu tố được rất nhiều người dùng quan tâm khi sử dụng dịch vụ Cloud VPS. Người dùng chỉ cần chi trả cho các thông số mà bạn đang sử dụng như: CPU, SSD, bộ nhớ RAM hay dung lượng,… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với dịch vụ VPS Server

Cách quản trị VPS hiệu quả

quản trị VPS
Hình 3. Cách quản trị VPS hiệu quả
Với có thể quản trị VPS của mình tốt nhất, bạn nên lưu ý kiểm tra các thông số cơ bản dưới đây:

Kiểm tra Ping

Từ máy bạn: trong cmd gõ: ping 1.2.3.4 -t

Máy của bạn sẽ kiểm tra kết nối đến VPS để xem đường truyền của dịch vụ VPS có đảm bảo việc kết nối không. Với một kết nối mạng đạt chuẩn thì ping sẽ vào dao động trong khoảng 70 ~ 90 ms.

Kiểm tra lượng CPU

Dùng lệnh: cat /proc/cpuinfo.

  • Dòng “processor” sẽ cho biết lượng nhân (core) mà bạn có. Nhân thứ nhất sẽ bắt đầu từ con số 0. Do vậy, nếu bạn được cấp 1 nhân thì sẽ thấy 1 lần xuất hiện bảng tin CPU và dòng processor có số là 0. Nếu bạn được cấp 2 nhân thì sẽ nhìn thấy 2 lần xuất hiện bảng tin CPU. Lần thứ nhất dòng processor là 0 và lần thứ 2 dòng processor là 1.
  • Dòng “model name” cho biết CPU mà bạn đang sử dụng.
  • Dòng “cpu MHz” cho biết lượng Mhz có trên core đó.
AppVZ thiết kế với lượng CPU cấp cho VPS ở mức lớn gấp đôi so với mức đăng kí của VPS. Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng gói VPS-1 có 25% Core (~ 666Mhz) thì bạn sẽ được cấp phát tới 1.33Mhz. Với gói VPS-2 có 50% Core (~ 1.33Ghz) thì bạn sẽ được nhận là 2.66Ghz. Với gói VPS-3, bạn sẽ được nhận 2 Core.

Mục đích của việc này là giúp bạn có thể tận dụng tối đa được lượng CPU trên server để tránh lãng phí. Tuy nhiên, nếu liên tục sử dụng vượt mức CPU thì nhà cung cấp có thể sẽ tiến hành giới hạn lượng CPU trở về đúng hạn mức mà bạn đăng ký. Trong trường hợp này, bạn có thể nâng cấp gói VPS cao hơn vì CPU sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý dữ liệu của VPS.

Kiểm tra lượng RAM

Dùng lệnh: free -m

  • Cột “Total” cho biết tổng lượng RAM gồm cả phần RAM phụ. Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng gói 512MB RAM thực và Burst lên 768MB. Thì bạn sẽ có lượng RAM tổng là 768.
  • Cột used cho biết lượng RAM mà bạn đã sử dụng và cột free cho biết dung lượng RAM còn lại.
VPS hoạt động tốt với mức RAM tiêu hao từ 1/2 đến 2/3 lượng RAM thực. Nếu lượng RAM đã sử dụng trên 3/4. Và có thể đạt mức hết RAM thì cần lưu ý nnag cấp dung lượng RAM lên. Bởi, nếu lượng RAM hết sẽ gây nên tình trạng overload VPS.

Kiểm tra uptime

Dùng lệnh: # uptime

Thời gian uptime là thời gian máy chủ hoạt động liên tục. Kiểm tra nếu thời gian VPS từ lúc được giao đến lúc kiểm tra mà lớn hơn uptime thì bạn cần báo lại nhà cung cấp để kiểm tra.

Kiểm tra tốc độ ghi ổ cứng

Dùng lệnh: # dd if=/dev/zero of=1GB.tmp bs=1024 count=1M conv=fdatasync.

Kết quả trả về sẽ cho bạn biết thời gian copy 1G dữ liệu vào ổ cứng trong bao lâu. Và tốc độ copy >50Mb/s là tốt, >100Mb/s là rất tốt, dưới <50MB/s thì bạn nên tìm nhà cung cấp khác.

Kiểm tra dung lượng ổ cứng

Dùng lệnh: # df -h

Với một vài thao tác cơ bản như trên, bạn có thể quản lý Cloud VPS của mình một cách hiệu quả ngay. Nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ quản lý VPS một cách hiệu quả nhất.

Hãy đến IDC Online để được biết thêm thông tin chi tiết.