Đổi mới công nghệ hướng đến sự nhàn hạ trong sản xuất nông nghiệp là một chủ đề được quan tâm và được nỗ lực thực hiện trong thời gian gần đây. Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học và công nghệ đang làm thay đổi diện mạo, phương thức quản lý và sản xuất trong ngành nông nghiệp. Tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến và đưa sản phẩm ra thị trường đều có thể áp dụng các tiến bộ của công nghệ. Việc đổi mới công nghệ trong nông nghiệp giúp giảm thiểu chi phí nhân công rõ rệt, tiết kiệm vật tư đầu vào, nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm. Đồng thời việc áp dụng công nghệ trong các khâu còn giúp cho việc quản lý và điều hành dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì những điều này mà có thể thấy hiệu quả của việc áp dụng công nghệ vào nông nghiệp, thay đổi hướng phát triển nông nghiệp từ nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và hiệu quả.
Trước thực trạng nền nông nghiệp hiện nay còn khá phụ thuộc vào thiên nhiên, tài nguyên và lao động dẫn đến chi phí cao, lãng phí tài nguyên đất, nước, chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm thì việc hướng đến xây dựng một ngành nông nghiệp công nghệ cao được hết sức quan tâm. Đây là tồn tại nhưng cũng chính là cơ hội hết sức to lớn cho ngành nông nghiệp chúng ta bứt phá và tiếp tục đảm đương vai trò bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế đất nước.
Là trung tâm sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất nước, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ thông mình vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy hơn nữa lợi thế của Vùng, hạn chế các tác động bất lơị do biến đổi khí hậu gây ra.
“Với vai trò định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cam kết sẽ có các hành động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông minh vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết các thách thức đang đặt ra với ngành sản xuất nông nghiệp của Vùng”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Hội thảo tập trung vào giới thiệu các công nghệ, thiết bị mới và tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, nội dung tham luận bao gồm các vấn đề: Quản lý dinh dưỡng cây trồng qua hệ thống tưới nhỏ giọt ứng dụng cho cây căn quả vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Giải pháp quản lý nông nghiệp thông minh; Hệ thống canh tác thông minh theo chiều hướng công nghiệp 4.0; Giám sát chất lượng nước phục vụ nuôi tôm, cá….
Trước thực trạng nền nông nghiệp hiện nay còn khá phụ thuộc vào thiên nhiên, tài nguyên và lao động dẫn đến chi phí cao, lãng phí tài nguyên đất, nước, chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm thì việc hướng đến xây dựng một ngành nông nghiệp công nghệ cao được hết sức quan tâm. Đây là tồn tại nhưng cũng chính là cơ hội hết sức to lớn cho ngành nông nghiệp chúng ta bứt phá và tiếp tục đảm đương vai trò bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế đất nước.
Là trung tâm sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất nước, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ thông mình vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy hơn nữa lợi thế của Vùng, hạn chế các tác động bất lơị do biến đổi khí hậu gây ra.
“Với vai trò định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cam kết sẽ có các hành động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông minh vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp góp phần giải quyết các thách thức đang đặt ra với ngành sản xuất nông nghiệp của Vùng”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Hội thảo tập trung vào giới thiệu các công nghệ, thiết bị mới và tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, nội dung tham luận bao gồm các vấn đề: Quản lý dinh dưỡng cây trồng qua hệ thống tưới nhỏ giọt ứng dụng cho cây căn quả vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Giải pháp quản lý nông nghiệp thông minh; Hệ thống canh tác thông minh theo chiều hướng công nghiệp 4.0; Giám sát chất lượng nước phục vụ nuôi tôm, cá….