Giống cây sa nhân tím

leduong

Thành viên mới
Giới thiệu thiệu về giống cây sa nhân tím
Cây sa nhân tên khoa học: Amomum thuộc thực vật một lá mầm, họ gừng
Sa nhân có nhiều loại: sa nhân cựa, sa nhân quả dài, sa nhân trâu (sa nhân trắng) và sa nhân tím
Trong đó sa nhân tím là sa nhân có năng suất và tính dược liệu cao nhất
Sa nhân tím là loài cây thân thảo, mềm, có kích thước và bán kính tương đối nhỏ. Thân cây được bao phủ toàn bộ bằng lá
Lá có hình mác không có cuống, mọc đan xen trên thân và cành cây. Bề mặt của lá khá nhẵn, không có lông

Cây sa nhân tím
Sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao 2 – 3m, nhìn gần giống như cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất. Lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng. Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm. Quả cuống ngắn có gai, hình tròn hoặc trứng dài có 3 ô mang 3 khối hạt màu nâu sẫm, mùi thơm nồng. Sa nhân có nhiều loại, Đông y thường sử dụng chủ yếu là hai loài sa nhân tím và sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao.

Củ cây sa nhân tím
Trong tự nhiên, sa nhân tím không mọc riêng lẻ trên những diện tích khác nhau, mà mọc thành từng khóm nhỏ, cây nọ cách cây kia khoảng 10cm
Thời gian trồng trọt và chăm sóc sa nhân tím khá ngắn, chỉ trong vòng từ 2 – 3 năm là cây đã mọc đủ cành, lá và bắt đầu kết quả

Mô hình trồng cây sa nhân
Giá trị và công dụng của cây sa nhân tím
Theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,…
Quả của sa nhân tím là dược liệu quý, có vị cay ngọt, lành tính. Những thành phần của quả có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị các bộ phận trong cơ thể con người như kinh tỳ, thận, vị,…
Chính nhờ những đặc điểm này, người ta thường trồng sa nhân tím, lấy quả để làm dược liệu trong lĩnh vực y học cổ truyền và hiện đại,…
Tìm hiểu thêm cây dược liệu giá trị kinh tế cao : Cây khôi tía . Cây trà hoa vàng

Món ăn chế biến từ quả cây sa nhân
Cách trồng cây sa nhân tím
Chính nhờ những hiệu quả kinh tế hấp dẫn cùng đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện trồng trọt của bà con nông dân, nhiều hộ gia đình đang có xu hướng đầu tư và phát triển mô hình cây trồng này. Sau đây là một vài hướng dẫn về cách trồng cây sa nhân tím chính xác và khoa học
Trước khi bắt tay vào trồng loại thực vật này, bà con cần chọn lựa thời vụ cho phù hợp. Sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt nhất vào tháng 2-3 hoặc tháng 7-8
Hình thức trồng cây sa nhân tím đơn giản và hiệu quả nhất đó là trồng dưới tán cây rừng. Bạn nên lựa chọn những vùng đất có độ che phủ lớn, trồng đan xen với các loài thực vật thân gỗ như keo, mỡ, xoan,… để tận dụng bóng mát từ các loại cây này. Đây sẽ là môi trường thuận lợi để sa nhân tím phát triển
Trong quá trình trồng và chăm sóc loại thực vật này, việc xử lý thực bì vô cùng quan trọng. Bà con cần tiến hành phát tỉa những cây có tán cao trên 0,7 mét để hạ độ che phủ xuống trong khoảng 0,5 mét. Những thảm cỏ tự nhiên hoặc cây bụi cũng cần được phát quang, dọn sạch
Sau khi xử lí thực bì, tiến hành đào hố theo đường thẳng, dọc theo cây trồng chính, mỗi cây cách nhau khoảng 1 mét.

Mô hình trồng cây sa nhân tím
Trung tâm giống cây sa nhân tím
Cây sa nhân tím là loài thực vật hữu ích, chứa đựng nhiều công dụng trong đời sống của con người, đồng thời đem đến hiệu quả kinh tế hấp dẫn cho bà con nông dân. Để đảm bảo hiệu quả sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bà con nên chọn hạt giống cây sa nhân tím chất lượng nhất tại cây giống lê dương

Giống cây sa nhân tím

Giống cây sa nhân tím
Vườn ươm lê dương
Địa chỉ: Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
SĐT: 0968 809 672 – 0918 489 280 (A Dương)
Zalo: 0968 809 672
Email: Cayiongleduong@gmail.co