Khác nhau giữa hành vi vi phạm hành chính với tội phạm hình sự

mlawkey

Thành viên mới
16/3/19
363
0
16
VND
Khác nhau giữa hành vi vi phạm hành chính với tội phạm hình sự ? Luật sư Lawkey sẽ trả lời vấn đề trên như sau:
Nhìn chung, vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước. Vi phạm hay phạm pháp là những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và phải bị xử lý theo quy định của hệ thống chế tài tương ứng. Vi phạm hành chính bị xử lý bằng các chế tài hành chính, còn tội phạm bị xử lý bằng các chế tài hình sự.

Căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết vi phạm hành chính nêu trên, về mặt lý thuyết, chúng ta có thể phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự. Trong khi khái niệm “vi phạm hành chính” thường gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong những trường hợp cụ thể thì khái niệm “tội phạm hình sự” dường như được hiểu và định nghĩa khá thống nhất. Nói một cách đơn giản, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Tuy nhiên, từ lý luận đến thực tiễn luôn luôn là một khoảng cách, và ở đây cũng vậy, trong thực tiễn có những trường hợp rất khó phân biệt hành vi vi phạm hành chính và tội phạm. Rất nhiều trường hợp cụ thể cần phải có sự phân tích rõ ràng, tỷ mỉ hành vi vi phạm đó một cách toàn diện, thận trọng và khách quan, phân tích cụ thể điều kiện xảy ra vi phạm, nhân thân người vi phạm, xác định hình thức và mức độ của lỗi để có thể tìm ra điểm khác biệt trong hành vi vi phạm hành chính và tội phạm. Chỉ khi đó, đối chiếu với các quy định tương ứng của pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề tính chất của vi phạm pháp luật và áp dụng hình thức trách nhiệm pháp lý phù hợp. Mặc dù vậy, căn cứ vào những dấu hiệu cơ bản nhận biết vi phạm hành chính và tội phạm, chúng ta có thể phân biệt được 2 loại hành vi này bởi các yếu tố sau đây:

Trước hết, cần thấy rằng, vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm rất giống nhau thể hiện ở chỗ chúng đều là những vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ.

Điều đáng lưu ý hơn nữa là vi phạm hành chính và tội phạm rất gần nhau, trong nhiều trường hợp giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự chỉ là một ranh giới mỏng manh mà vượt qua nó là vi phạm hành chính có thể chuyển hóa thành tội phạm hình sự trong những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó có thể là: tái phạm, vi phạm nhiều lần hoặc có tính chất chuyên nghiệp, vi phạm với số lượng lớn, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng .v.v. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi vi phạm hành chính đều có thể chuyển hoá thành tội phạm. Trên thực tế, có loại vi phạm hành chính không thể và không bao giờ có thể chuyển hoá thành tội phạm cho dù trong bất cứ điều kiện nào. Đây là những hành vi vi phạm nhỏ nhặt, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao hoặc không đáng kể. ví dụ như hành vi đổ rác bừa bãi làm mất vệ sinh chung; khạc nhổ nơi công cộng; tiểu tiện, đại tiện trên đường phố, nơi công cộng...

Bên cạnh những điểm giống nhau, vi phạm hành chính và tội phạm có khá nhiều điểm khác biệt nhau thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm.

Như vậy, giữa tội phạm và vi phạm hành chính luôn có một ranh giới - đó chính là mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đây có thể coi là điểm cơ bản để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Thông thường, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được biểu hiện thông qua một loạt các chỉ số nhất định như: mức độ hậu quả, tái phạm, vi phạm nhiều lần hoặc có tính chất chuyên nghiệp, vi phạm với số lượng lớn... Nhiều hành vi ngay từ đầu đã là tội phạm hình sự bởi mức độ nguy hiểm của nó cho xã hội là cao. Nhưng trong nhiều trường hợp, hành vi vi phạm lần đầu là vi phạm hành chính nhưng nếu tái phạm hoặc có tính chất chuyên nghiệp thì là tội phạm hoặc một hành vi vi phạm hành chính nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể chuyển hoá thành tội phạm... Chính vì vậy mà khi xử lý các vi phạm hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền không chỉ phải xác định các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính mà còn phải xem xét xem có các yếu tố có thể làm chuyển hoá vi phạm hành chính thành tội phạm hay không.

Thứ hai, tội phạm chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự do Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành, còn đối với các hành vi vi phạm hành chính thì do tính đa dạng và đa lĩnh vực của vi phạm mà Điều 2 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã giao cho Chính phủ - cơ quan hành pháp cao nhất quyền quy định các hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Cần lưu ý là, điểm phân biệt này giữa vi phạm hành chính và tội phạm chỉ có ý nghĩa tương đối vì việc quy định tội phạm hay vi phạm hành chính trong loại văn bản quy phạm pháp luật nào (bộ luật, pháp lệnh hay nghị định…) hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào quan điểm và trình độ lập pháp trong từng thời kỳ.

Thứ ba, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt không chỉ là cá nhân mà cả tổ chức, bao gồm: cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang,... còn đối tượng thực hiện tội phạm bị xử phạt về hình sự chỉ có thể là cá nhân.

Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và xử lý tội phạm cũng rất khác nhau thể hiện ở chỗ việc xử lý người phạm tội được giao cho một cơ quan duy nhất là Tòa án, còn việc xử lý đối tượng vi phạm hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành, được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.

Thứ năm, thủ tục xử lý đối tượng vi phạm hành chính và tội phạm là hoàn toàn khác nhau. Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng. Còn thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Điều này xuất phát từ chỗ các chế tài xử lý vi phạm hành chính có mức độ nhẹ hơn nhiều so với các chế tài hình sự, chế tài hành chính chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…), trong khi đó, chế tài hình sự phần nhiều bao gồm những hình phạt liên quan đến tước tự do của người phạm tội.

Như trên đã đề cập, vi phạm hành chính và tội phạm rất gần nhau. Trong những điều kiện nhất định thì vi phạm hành chính có thể chuyển hoá thành tội phạm. Vậy dựa trên cơ sở nào mà sự chuyển hoá đó có thể diễn ra?

Trước hết và chủ yếu, sự chuyển hoá vi phạm hành chính thành tội phạm được thực hiện dựa trên cơ sở có sự biến đổi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính theo hướng cao hơn, nghiêm trọng hơn. Sự chuyển hoá vi phạm hành chính thành tội phạm cũng phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm và tầm quan trọng của nhóm quan hệ xã hội cũng như yêu cầu cần bảo vệ các quan hệ xã hội đó. Ví dụ như trước thời điểm ban hành Bộ luật hình sự 1999, nhóm quan hệ xã hội liên quan đến môi trường chủ yếu được bảo vệ bằng các biện pháp phi hình sự, trong đó có biện pháp xử phạt hành chính; đến năm 1999, khi vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn nạn thì việc bảo vệ môi trường bằng biện pháp mạnh mẽ hơn, nghiêm khắc hơn đã trở nên rất cần thiết và vì vậy, Quốc hội đã quyết định hình sự hoá một số hành vi vi phạm về môi trường. Tại đây, chủ yếu phân tích các dạng thức thể hiện sự chuyển hoá vi phạm hành chính thành tội phạm đã được ghi nhận trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Một trong những điểm sửa đổi, đổi mới cơ bản liên quan đến việc xác định các tội danh của Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 là việc quy định tình tiết định tội “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” ở khá nhiều tội danh, hay nói cách khác, một hành vi vi phạm hành chính sẽ bị chuyển hóa thành tội phạm trong trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính mà còn vi phạm. Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự cho thấy có 64 tội danh mà trong cấu thành cơ bản có quy định việc “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” và 01 tội danh quy định việc “đã được giáo dục nhiều lần và đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh mà còn vi phạm” như một yếu tố cấu thành tội phạm thuộc 8 nhóm tội thuộc các lĩnh vực: bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân; sở hữu; hôn nhân và gia đình; quản lý kinh tế; bảo vệ môi trường; trật tự an toàn công cộng; trật tự quản lý hành chính; phòng chống ma túy. Trong các trường hợp này, một hành vi vi phạm lần đầu được coi là vi phạm hành chính, nhưng nếu tái phạm (đã bị xử phạt về hành vi này mà còn vi phạm) thì trở thành tội phạm. Ví dụ, hành vi gây rối trật tự công cộng không gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm hành chính, nhưng nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì chuyển thành tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự hiện hành.

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính và tội phạm rất gần nhau trong một số trường hợp cụ thể, vì thế việc nghiên cứu để phân biệt hành vi vi phạm hành chính và tội phạm hình sự là một trong những yêu cầu rất cần thiết trong xây dựng và ban hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và Bộ luật xử lý vi phạm hành chính nói riêng.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
gasbanmaivn Tư vấn So sánh sự khác nhau giữa máy rửa chén âm tủ và độc lập Các dịch vụ khác 0
Itesic Điểm khác nhau giữa điều hòa âm trần nối ống gió và điều hòa âm trần cassette | Itesic Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
ongthanhdoi Sự khác nhau giữa ống nhựa thoát nước trơn và xoắn Máy Móc Công Nghiệp 0
A Tư vấn Sự khác nhau giữa loa sub điện và loa sub hơi Các dịch vụ khác 0
thamtu123 Sự khác nhau giữa web hosting và máy chủ ảo (vps) Các dịch vụ khác 0
maythucphamkag Những yếu tố khác nhau giữa rượu trước và sau khi sử dụng máy lão hóa Máy Móc Công Nghiệp 0
Itesic Sự khác nhau giữa điều hòa âm trần nối ống gió Trane và điều hòa âm trần cassette Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
T Khác nhau giữa cân treo và cân bàn điện tử Các dịch vụ khác 0
T Tư vấn Chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường khác nhau trong các hệ thống khác nhau Các dịch vụ khác 0
dungcucamtay Điểm khác nhau giữa móc cẩu xoay và móc cẩu tròn Các dịch vụ khác 0
thaihungphat Cần bán Khác nhau giữa máy bơm chữa cháy nhập khẩu và sản xuất trong nước Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
Bảo Ngọc Kavi Sự khác nhau giữa các mẫu tròng kính Kavi và cách chọn tròng kính phù hợp nhu cầu Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
dgx Tư vấn Tìm hiểu sự khác nhau giữa nhẫn đính hôn và nhẫn cưới Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
K Điểm giống và khác nhau giữa máy lạnh âm trần và máy lạnh áp trần Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
Bảo Ngọc Kavi Sự khác nhau giữa các mẫu tròng kính Kavi và cách chọn tròng kính phù hợp nhu cầu Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0