Tư vấn Khám phá 11 bước để lập kế hoạch triển khai CRM thành công

SmartOSC Zoho

Thành viên mới
28/4/21
131
0
16
Hà Nội
dx.smartosc.com
VND
Sau khoảng thời gian tìm hiểu về các lợi ích mà phần mềm CRM có thể mang lại, chắc hẳn bạn cũng sẽ muốn triển khai ngay 1 CRM cho Doanh Nghiệp (DN) của mình. Tuy nhiên vấn đề gặp phải tiếp theo là bạn lại không biết mình phải bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những gì để quá trình triển khai được diễn ra nhanh chóng. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ thứ tự, mục đích và ý nghĩa của các bước nhằm giúp bạn tạo ra 1 bản kế hoạch triển khai CRM bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả nhất, phù hợp nhất cho các DN của mình.

Bước 1: Đánh giá hiện trạng, đối tượng cần sử dụng và nhu cầu đi kèm​

Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc triển khai hiệu quả phần mềm CRM. Bất kể quy mô công ty bạn như thế nào. Trong bước này, trưởng dự án là người cần xác định rõ các vấn đề sau:

  • Hiện trạng của doanh nghiệp: sản phẩm chính là gì? đối tượng khách hàng là B2B, B2C hay cả 2? Kênh bán hàng bao gồm là những gì? Nguồn khách hàng ở đâu? Thị trường chính là thị trường nào?... Chỉ khi DN xác định đúng hiện trạng hiện thì mới có thể biết chính xác hệ thống CRM cần phải làm gì. Vì vậy, nắm bắt rõ hiện trạng của DN là yếu tố rất quan trọng khi bắt đầu làm kế hoạch triển khai hệ thống CRM.
  • Các đối tượng người dùng CRM: các đối tượng người dùng mà phần mềm CRM sẽ phục vụ trong tương lai bao gồm những ai? Đâu là đối tượng sử dụng chính, đâu là đối tượng sử dụng phụ? ⇒ Cần phải làm rõ điều này ngay từ đầu để hướng các giá trị, tính năng trọng tâm của hệ thống CRM vào đúng các đối tượng cần phục vụ.
  • Khó khăn, nhu cầu và mong muốn: khó khăn đang gặp phải của mỗi đối tượng là gì? Nhu cầu, mong muốn của mỗi đối tượng là gì? Nhu cầu nào là bức thiết, nhu cầu nào chưa bức thiết?
* Lưu ý: thông thường hệ thống CRM sẽ được thiết kế để phục vụ cho 03 đối tượng sử dụng chính là marketer (người làm tiếp thị),salesman (nhân viên bán hàng) và nhân viên chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu doanh nghiệp hoặc ngành nghề hoạt động mà các đối tượng người dùng này sẽ có thể được mở rộng.

Bước 2: Xác định các mục tiêu của dự án​

Sau bước đánh giá hiện trạng, xác định đối tượng người dùng cũng như mong muốn, nhu cầu thì trưởng dự án cần phải suy nghĩ và trả lời câu hỏi tiếp theo: “Vậy thì đâu là các mục tiêu cần phải đạt được của dự án CRM?”

Bước 3: Xác định các mục tiêu, nội dung cần ưu tiên​

Lập danh sách các mục tiêu của dự án CRM chưa phải là kết thúc bước xác lập mục tiêu cho dự án CRM mà bạn cần tiến thêm một bước nữa đó chính là xác định các mục tiêu, nội dung cần ưu tiên của dự án. Trưởng dự án cần trả lời được là mục tiêu nào, nội dung nào ưu tiên triển khai trước, mục tiêu nào, nội dung nào ưu tiên triển khai sau sao cho phù hợp với tình hình hiện trạng của DN nhất.

Bước 4: Xem xét tối ưu chuẩn hoá các quy trình hiện có​

Bước tiếp theo của việc xác định mục tiêu và mục tiêu ưu tiên là cần xem xét lại các quy trình nghiệp vụ của DN. Đánh giá xem liệu nó sẽ còn phù hợp với hệ thống CRM sắp tới hay cần phải cải tiến, sửa đổi, bổ sung? Nếu cần phải cải tiến, sửa đổi, bổ sung thì DN nên tiến hành trước khi làm CRM, cần chuẩn hóa lại quy trình nghiệp trước, triển khai CRM sau nếu không bạn sẽ tốn rất nhiều công sức để sửa đổi lại quy trình trên phần mềm đã chạy.

Bước 5: Đánh giá và chuẩn hóa dữ liệu cũ​

Ở bước này, DN cần xác định những dữ liệu nào sẽ được tổ chức lưu trữ trên hệ thống CRM? DN có dữ liệu cũ hay không? Hiện trạng như thế nào? Làm thế nào để làm sạch dữ liệu cũ? Với dữ liệu cũ thì bạn muốn lấy từ thời điểm nào? Các trường thông tin nào sẽ được nhập cho người liên hệ? Các trường thông tin nào sẽ được nhập cho công ty? v.v..


Bước 6: Xây dựng, chuẩn hóa các báo cáo đầu ra​

Đây là bước mà DN xác định các giá trị cụ thể mà phần mềm CRM sẽ mang lại thông qua các báo cáo, thống kê. DN mong muốn CRM sẽ cung cấp các loại báo cáo gì, tần suất như thế nào, định dạng ra sao? Báo cáo nào quan trọng, cần ưu tiên? Báo cáo nào đang làm bằng tay, mất nhiều thời gian cần phải tự động?...Tất cả cần được liệt kê và trao đổi chi tiết với các bộ phận người dùng trong công ty. Sau đó trưởng dự án cần trao đổi chúng với nhà cung cấp nhằm đánh giá tính khả thi khi thực hiện trên phần mềm CRM sau này.

Bước 7: Xem xét, đánh giá khả năng tích hợp CRM với các hệ thống trong - ngoài​


Theo vai trò và khả năng của các hệ thống trong DN thì có thể phân ra 2 nhóm hệ thống mà CRM có nhu cầu tích hợp dữ liệu:

  • Tích hợp với các hệ thống bên ngoài (Front-End Systems): Các hệ thống bên ngoài là các hệ thống của DN có giao dịch, tương tác trực tiếp với khách hàng ví dụ như Websites, Landing pages, Zalo, Fanpage / Chatbot, Hotline… CRM sẽ đấu nối với các hệ thống này để lấy dữ liệu khách hàng về lưu trữ tập trung trên CRM.
Ví dụ: KH truy cập website của công ty đặt hàng > thanh toán > đơn hàng có thể đồng bộ tự động về CRM để CRM tích điểm, lưu lịch sử giao dịch…; KH tương tác Fanpage / Chatbot công ty → CRM có thể lấy thông tin khách hàng về lưu trữ thành khách hàng thô trên CRM v.v...

  • Tích hợp với các hệ thống bên trong (Back-End Systems): Các hệ thống bên trong là các hệ thống sử dụng nội bộ của DN. Ví dụ như phần mềm ERP, phần mềm DMS, phần mềm POS, phần mềm đặc thù khác,... CRM có nhu cầu đấu nối dữ liệu với các hệ thống này trong một số trường hợp như kiểm tra tồn kho, kiểm tra công nợ khách hàng trước khi tạo đơn hàng hoặc đơn hàng confirm trên CRM sẽ đồng bộ sang ERP để ERP xuất kho > giao hàng...

Bước 8: Xác định các rủi ro và phương án xử lý dự kiến đi kèm​

Các rủi ro trong 1 dự án CRM có thể liên quan đến các vấn đề như công nghệ, các hệ thống tích hợp chung, con người và quy trình nghiệp vụ. Đánh giá, dự báo các rủi ro có thể có sẽ giúp cho dự án giảm thiểu tối đa các mối đe dọa trong suốt quá trình triển khai, giúp dự án thành công như mong đợi.

Những rủi ro có thể gặp phải khi triển khai CRM có thể kể đến:

  • Tiến độ dự án bị chậm trễ so với dự định ban đầu
  • Phát sinh chi phí trong quá trình triển khai
  • Yêu cầu thay đổi thường xuyên
  • Các quy trình không còn phù hợp khi đưa vào CRM
  • Khó khăn trong việc tích hợp với hệ thống bên thứ 3
  • Thay đổi nhân sự trong quá trình triển khai
  • Định hướng / chiến lược công ty thay đổi trong quá trình triển khai
  • Người dùng không hợp tác sử dụng phần mềm
  • Lãnh đạo thiếu quyết tâm / không ủng hộ

Bước 9: Lập team dự án (nội bộ)​

Bước tiếp theo trong việc triển khai CRM đó là cần có một nhóm thực hiện dự án. Một nhóm thực hiện dự án CRM được gọi là chuẩn bao gồm: người điều hành chung (thường là người trong Ban giám đốc),người quản lý dự án (thường là người hiểu cả quy trình, nghiệp vụ và công nghệ trong công ty),người quản trị CRM (thường là IT) và người sử dụng chính.

Nhiệm vụ của team dự án nội bộ là:

  1. Hiểu rõ về yêu cầu, mục tiêu của người dùng.
  2. Tìm kiếm đơn vị triển khai phù hợp
  3. Phối hợp nhà cung cấp làm rõ yêu cầu trong giai đoạn ban đầu của dự án cũng như kiểm soát các yêu cầu phát sinh từ người dùng trong suốt quá trình triển khai
  4. Kiểm thử phần mềm, đào tạo nội bộ trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
  5. Đánh giá định kỳ, tổng hợp phản hồi từ người dùng cuối → lên kế hoạch nâng cấp phần mềm định kỳ với nhà cung cấp (nếu cần).

Bước 10: Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp​

Đây cũng là 1 bước quan trọng trong quá trình triển khai CRM. Kinh nghiệm của nhà cung cấp sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của 1 dự án CRM nhất là những dự án CRM tùy chỉnh theo yêu cầu vì những dự án này thường đòi hỏi đơn vị triển khai cần phải có kiến thức, sự am hiểu sâu rộng nghiệp vụ nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, cộng với thế mạnh kiến thức công nghệ có sẵn để có thể đưa ra nhiều giải pháp cho DN lựa chọn, mục tiêu làm sao tối ưu nhất, phù hợp nhất với hiện trạng DN.

* Lưu ý:

  • Về định hướng / định vị sản phẩm thế mạnh của mỗi nhà cung cấp CRM trên thị trường cũng là 1 yếu tố mà trưởng dự án cần phải lưu ý. Có đơn vị thì chỉ chuyên về sản phẩm CRM cho thuê (on cloud),có đơn vị thì chỉ chuyên về sản phẩm CRM may đo theo yêu cầu (on premise) nhưng lại có đơn vị có cả 2 sản phẩm.
  • Về sự chuyên sâu của sản phẩm thì lại có đơn vị chỉ làm sản phẩm CRM tiêu chuẩn (dùng chung cho nhiều ngành nghề) mà không có CRM chuyên sâu theo ngành hoặc có đơn vị có cả hai.

Bước 11: Giám sát triển khai , đánh giá kết quả thực hiện và hiệu chỉnh kế hoạch khi cần​

Chọn xong nhà cung cấp, ký kết hợp đồng triển khai chưa phải là nhiệm vụ cuối cùng của team dự án nội bộ. Trưởng dự án cần tham gia giám sát quá trình triển khai của nhà cung cấp, phối hợp với các đội nhóm người dùng để kiểm soát tất cả yêu cầu phát sinh (nếu có). Đồng thời, liên tục đánh giá tiến độ và kết quả đạt được để xem xét hiệu chỉnh kế hoạch triển khai khi cần nhằm bảo đảm cho kế hoạch đi đúng hướng, đúng tiến độ, phù hợp nhất với nguồn lực của công ty.

Phía trên là 11 bước lập kế hoạch triển khai CRM được xây dựng theo tư duy “Làm đúng ngay từ đầu” hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cho bản kế hoạch triển khai CRM của mình.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
Thạch Phi Tư vấn Khám phá 5 bước tư vấn Marketing Online cho Doanh Nghiệp Các dịch vụ khác 0
T Cùng ArtTech khám phá 7 bước làm mô hình kiến trúc phổ biến nhất Nội Thất - Xây Dựng 0
T Tư vấn Khám phá cách phối đồ cùng áo khoác jean nam đơn giản 3 bước Thời trang Nam 0
Trangdang123 Tư vấn Du lịch Đức khám phá những ngôi làng bước ra từ trong truyện cổ tích Du Lịch 0
M Quá trình phẫu thuật gọt mặt từng bước khám phá Mẹ và Bé 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p8) Du Lịch 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p7) Du Lịch 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p6) Du Lịch 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p4) Du Lịch 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p8) Du Lịch 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p7) Du Lịch 0
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p6) Du Lịch 1
S Dạo bước khám phá sydney trong những ngày nghỉ cuối tuần (p4) Du Lịch 0
dlwlrma Khám phá sự tiện ích, chất lượng của bồn nước inox tân á đại thành Các dịch vụ khác 0
dlwlrma Khám phá lợi ích tuyệt vời của nệm cao su thiên nhiên cho sức khỏe Các dịch vụ khác 0