Tư vấn Khi nào cần phải phẫu thuật van tim

trangsucnu

Thành viên mới
13/10/16
106
0
16
VND
Khi van tim bị hỏng mà các biện pháp dùng thuốc không thể hồi phục được thì phẫu thuật thay van là giải pháp quan trọng giúp cho quả tim người bệnh duy trì được hoạt động sống cho cơ thể. Những tiến bộ về phẫu thuật tim mạch đã mang lại nhiều kết quả tốt cho điều trị. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật quan trọng nên người bệnh cần phải nắm được bệnh lý của mình để có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Van tim có vai trò như thế nào?

Quả tim của chúng ta có 4 buồng: 2 buồng tim ở phía trên và 2 buồng tim ở phía dưới. Các van tim kiểm soát hướng đi của dòng máu giữa 4 buồng tim. Các buồng tim ở phía trên gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái; các buồng tim ở phía dưới gọi là tâm thất phải và tâm thất trái. Các tâm nhĩ nhận máu từ các tĩnh mạch trở về tim và bơm máu xuống các tâm thất. Các tâm thất bơm máu ra khỏi tim vào các động mạch.
Bình thường tim có 4 van: van ba lá ở bên tim phải, cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải; van hai lá ở bên tim trái, kiểm soát dòng máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; van động mạch phổi giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất phải lên động mạch phổi và từ đó máu được trao đổi ôxy ở phổi; van động mạch chủ giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất trái lên động mạch chủ (là động mạch chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể).

Các van tim giống như các cánh cửa chỉ mở một chiều. Ví dụ như van động mạch chủ và van động mạch phổi sẽ giúp cho dòng máu từ động mạch chủ và động mạch phổi không thể chảy ngược lại các buồng tâm thất tương ứng. Van ba lá và van hai lá được gắn với tâm thất bởi các cột cơ và dây chằng đặc biệt. Các cột cơ và dây chằng này kiểm soát sự hoạt động của van tim.

Nguyên nhân gây bệnh ở van tim

Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh van tim là thấp tim. Thấp tim có thể làm van tim bị viêm, xơ hóa và dày lên theo thời gian làm cho các van tim không thể mở ra hoặc đóng lại một cách bình thường. Một số người bị bệnh van tim từ khi mới sinh nên được sửa hay thay van từ khi còn nhỏ. Các van tim cũng có thể bị tổn thương do nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) hay những bệnh lý khác như vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim... Van tim bị tổn thương làm hạn chế dòng máu chảy qua van gọi là hẹp van tim. Van tim đóng không kín, làm cho dòng máu chảy ngược lại các buồng tim gọi là hở van tim. Cả hai tổn thương trên thường hay kết hợp với nhau.

Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần phải nong van, sửa van hay thay van tim.

Điều trị van tim hỏng thế nào?

Nong van tim bằng bóng qua da: Khi van hai lá, van động mạch phổi và một số trường hợp van động mạch chủ bị hẹp khít đơn thuần (không kèm theo hở van hay chỉ hở van ở mức độ nhẹ) và không có huyết khối ở trong các buồng tim thì các bác sĩ có thể tách các van bị hẹp này bằng bóng qua da. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông có gắn quả bóng ở đầu qua da theo đường động mạch hoặc tĩnh mạch đùi vào tới vị trí van tim bị hẹp. Bóng sẽ được bơm căng lên với kích thước đã được lựa chọn trước làm cho van tim bị hẹp được tách rộng ra. Sau đó các dụng cụ sẽ được rút ra ngoài.

Phẫu thuật sửa van tim: Khi lá van bị tổn thương, bờ các lá van bị dày lên, co kéo hay khi bị sa lá van làm cho van đóng không kín, hậu quả là làm cho dòng máu có thể phụt ngược trở lại buồng tim. Van hai lá có thể được sửa bằng cách lấy đi phần lá van thừa và khâu phần còn lại với nhau, hoặc bằng cách tạo hình lại các dây chằng. Các phẫu thuật viên có thể đặt thêm một vòng đặc biệt gọi là vòng tạo hình vòng van để làm thu nhỏ lại vòng van bị giãn. Một ưu điểm của phẫu thuật sửa van tim là bệnh nhân vẫn tiếp tục được sử dụng van tim của chính mình.

Phẫu thuật thay van tim: Nếu van tim của bệnh nhân bị tổn thương quá nhiều không thể sửa được nữa thì cần phải cắt đi và thay thế bằng van tim nhân tạo. Các van nhân tạo được chia ra thành 2 nhóm: van sinh học và van cơ học (được làm bằng kim loại, hay các chất tổng hợp khác...).

Tìm hiểu thiết bị y tế: đèn mổ di động / máy hút dịch / bàn khám sản phụ khoa / monitor sản khoa / máy laser điều trị / kính hiển vi
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
social.enicvietnam@gmail. Tư vấn Khi Nào Cần Phải Thay Mặt Kính Bếp Từ Để Đảm Bảo An Toàn ? Nội Thất - Xây Dựng 0
Quanghieufinance2301 Vì sao cần chụp X quang răng khôn? Khi nào nên chụp? Các dịch vụ khác 0
tranthibinh Cần bán Nên chọn máy lạnh giấu trần nào khi bạn đang cần làm mát Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
thithi6293 Cần bán Chọn máy lạnh giấu trần nào khi bạn đang cần máy lạnh làm mát tốt nhất? Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
M Khi nào cần đo thính lực Âm Thanh - Audio 0
Reviewnhakhoa231 Bọc răng sứ có cần phải lấy tủy không? Khi nào nên lấy? Các dịch vụ khác 0
Dona Nguyễn Tư vấn Khi Nào Cần Cải Tạo Tủ Bếp? Nội Thất - Xây Dựng 0
nhakhoadelia Tư vấn Răng 3 chân là răng nào? Khi nào cần nhổ răng 3 chân? Nha khoa Delia Các dịch vụ khác 0
F Cần mua Khi nào cần thuê xe bán tải để chở hàng? Xe Ô tô 0
Dona Nguyễn Tư vấn Nên Lót Sàn Gỗ Loại Nào & Cần Lưu Ý Điều Gì Khi Chọn Lựa Nội Thất - Xây Dựng 0
H Những lưu ý cần thiết khi sử dụng dịch vụ headhunter là như thế nào? Việc tìm người 0
M Cần bán Khi nào cần hiệu chỉnh máy trợ thính? Máy nghe nhạc - Thiết bị số khác 0
dangkythuonghieuvihaco Khi nào cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất Các dịch vụ khác 0
Pk Miền Tây Thanh Hóa Tư vấn Khi nào cần thu hẹp âm đạo? Địa chỉ thu hẹp âm đạo uy tín tại Thanh Hóa Các dịch vụ khác 0
T Khi nào cần đánh bóng sàn đá? Các dịch vụ khác 0