Khởi nghiệp từ ngành F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng quán ăn nói riêng không phải là hướng đi dễ dàng. Bạn cần lên kế hoạch, xác định hướng đi phát triển cho thương hiệu của mình thật kĩ lưỡng. Một trong những điều quan trọng là dự trù chi phí, chuẩn bị nguồn vốn đầu tư cho mô hình nhà hàng của bạn. Bài viết dưới đây mách bạn: Chi phí mở nhà hàng kinh doanh. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Dự trù chi phí làm giấy phép hoạt động nhà hàng kinh doanh
2 loại giấy phép quan trọng nhất mà người kinh doanh cần phải có là giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh với các nội dung như sau:
Chi phí mở nhà hàng kinh doanh tiền thuê và đặt cọc mặt bằng
Khoản chi phí này thường phụ thuộc vào vị trí bạn muốn thuê mặt bằng để kinh doanh. Nếu bạn đã có mặt bằng thì có thể loại khoản này ra khỏi chi phí đầu tư. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải thuê, bạn chỉ nên dành 25% tổng số vốn đầu tư của mình. Giá thuê mặt bằng tùy vị trí, nếu trong trung tâm thành phố giá có thể dao động từ 200 - 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, giá thuê còn phụ thuộc vào địa điểm có tiện giao thông qua lại hay không. Bạn cần lưu ý thuê mặt bằng vừa đủ với ý định mô hình kinh doanh của mình. Đảm bảo khu vực bếp, kho, quầy thanh toán, chỗ ngồi sức chứa bao nhiêu khách, nhà vệ sinh và khu vực để xe sao cho thuận tiện nhất. Hợp đồng cho thuê mặt bằng thường khá dài, tối thiểu là 1 năm. Thường chi phí đặt cọc là 3 tháng tiền nhà tức là nếu chi phí thuê mặt bằng hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng thì bạn đã phải trả trước cho chủ nhà 30 triệu đồng.
Chi phí mở nhà hàng kinh doanh thiết kế và trang trí nội thất
Đầu tư cho nội thất quyết định đến yếu tố thành công khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
Việc marketing cần được chú trọng quan tâm. Các hình thức marketing đem lại hiệu quả như phát tờ rơi, treo banner. Chương trình khuyến mãi đặc biệt, tặng quà, giảm giá trên hóa đơn là điều không thể thiếu trong ngày đầu tiên nhà hàng mở cửa. Khoản tiền cho những việc này gọi là chi phí marketing, dự tính thời gian đầu tầm 5-10 triệu đồng. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng fanpage cho nhà hàng. Tham gia vào các trang mạng xã hội và lập website. Chi phí cho marketing nên chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư ban đầu. Một nhà hàng muốn vận hành tốt, thu lại lợi nhuận cao cần có khâu quản lý khoa học và chặt chẽ. Từ quản lý và chi trả lương cho toàn bộ nhân viên, quản lý thu-chi, quản lý kho và nguyên vật liệu của nhà hàng sẽ khá phức tạp và tốn kém nếu như bạn chưa biết cách kiểm soát khoa học. Chi phí quản lý tầm 30 đến 60 triệu đồng/ tháng.
Chi phí mở nhà hàng kinh doanh phát sinh
Dự trù chi phí mở nhà hàng kinh doanh là điều bạn cần làm đầu tiên trước khi thực hiện ý tưởng của mình. Nhằm đảm bảo đủ điều kiện xây dựng và vận hành cơ sở kinh doanh tốt. Các loại chi phí nêu trong bài viết là loại cơ bản cần được bạn chuẩn bị sẵn sàng. Hi vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.
>>> Đơn vị thi công nhà hàng đẹp
Dự trù chi phí làm giấy phép hoạt động nhà hàng kinh doanh
2 loại giấy phép quan trọng nhất mà người kinh doanh cần phải có là giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh với các nội dung như sau:
- Tên hộ kinh doanh (trường hợp đăng ký theo mô hình hộ kinh doanh)
- Địa chỉ địa điểm kinh doanh.
- Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh;
- Họ, tên, số và ngày cấp giấy CMND,
- Địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình,
- Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý.
Chi phí mở nhà hàng kinh doanh tiền thuê và đặt cọc mặt bằng
Khoản chi phí này thường phụ thuộc vào vị trí bạn muốn thuê mặt bằng để kinh doanh. Nếu bạn đã có mặt bằng thì có thể loại khoản này ra khỏi chi phí đầu tư. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải thuê, bạn chỉ nên dành 25% tổng số vốn đầu tư của mình. Giá thuê mặt bằng tùy vị trí, nếu trong trung tâm thành phố giá có thể dao động từ 200 - 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, giá thuê còn phụ thuộc vào địa điểm có tiện giao thông qua lại hay không. Bạn cần lưu ý thuê mặt bằng vừa đủ với ý định mô hình kinh doanh của mình. Đảm bảo khu vực bếp, kho, quầy thanh toán, chỗ ngồi sức chứa bao nhiêu khách, nhà vệ sinh và khu vực để xe sao cho thuận tiện nhất. Hợp đồng cho thuê mặt bằng thường khá dài, tối thiểu là 1 năm. Thường chi phí đặt cọc là 3 tháng tiền nhà tức là nếu chi phí thuê mặt bằng hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng thì bạn đã phải trả trước cho chủ nhà 30 triệu đồng.
Chi phí mở nhà hàng kinh doanh thiết kế và trang trí nội thất
Đầu tư cho nội thất quyết định đến yếu tố thành công khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
- Tiền sơn phết lại toàn bộ mặt bằng : 10 - 20 triệu đồng
- Tiền vẽ trang trí cửa hàng : 100.000 - 200.000 đồng/mét vuông
- Chi phí bàn ghế: 1 cửa hàng 80 mét vuông có khoảng 20 bàn. Nếu sử dụng bàn inox thì chi phí là 2 triệu 1 bộ : 20 x 2.000.000 = 40.000.000 đồng
- Tủ đông và tủ rau củ quả : 20 triệu đồng.
- Toàn bộ vật dụng bếp, gas, nồi, niêu, xoong, chảo : 40 triệu đồng.
- Nguyên liệu chế biến : 2 - 4 triệu đồng/ngày
- Tiền nhập gia vị ban đầu : 3 triệu đồng
Việc marketing cần được chú trọng quan tâm. Các hình thức marketing đem lại hiệu quả như phát tờ rơi, treo banner. Chương trình khuyến mãi đặc biệt, tặng quà, giảm giá trên hóa đơn là điều không thể thiếu trong ngày đầu tiên nhà hàng mở cửa. Khoản tiền cho những việc này gọi là chi phí marketing, dự tính thời gian đầu tầm 5-10 triệu đồng. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng fanpage cho nhà hàng. Tham gia vào các trang mạng xã hội và lập website. Chi phí cho marketing nên chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư ban đầu. Một nhà hàng muốn vận hành tốt, thu lại lợi nhuận cao cần có khâu quản lý khoa học và chặt chẽ. Từ quản lý và chi trả lương cho toàn bộ nhân viên, quản lý thu-chi, quản lý kho và nguyên vật liệu của nhà hàng sẽ khá phức tạp và tốn kém nếu như bạn chưa biết cách kiểm soát khoa học. Chi phí quản lý tầm 30 đến 60 triệu đồng/ tháng.
Chi phí mở nhà hàng kinh doanh phát sinh
- Chi phí nhân viên : 4 triệu đồng/người/tháng
- Chi phí rủi ro 3 tháng đầu tiên kinh doanh : 100 - 200 triệu đồng.
- Chi phí điện nước : 3 triệu đồng/tháng
Dự trù chi phí mở nhà hàng kinh doanh là điều bạn cần làm đầu tiên trước khi thực hiện ý tưởng của mình. Nhằm đảm bảo đủ điều kiện xây dựng và vận hành cơ sở kinh doanh tốt. Các loại chi phí nêu trong bài viết là loại cơ bản cần được bạn chuẩn bị sẵn sàng. Hi vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.
>>> Đơn vị thi công nhà hàng đẹp