Tư vấn Một vài lưu ý khi mua ống kính cho máy ảnh bạn cần nắm

thuh0909

Thành viên mới
Sau đây Kyma sẽ giúp các bạn tìm hiểu những điều cần lưu ý khi mua ống kính cho máy ảnh thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Máy ảnh Fujifilm hay Fujifilm GFX 100S

Chất lượng quang học

Chất lượng quang học luôn là tiêu chí đứng đầu khi chọn mua ống kính. Bởi chất lượng tốt thì khả năng tái tạo hình ảnh mới tốt. Bên cạnh đó, khả năng loại trừ các hiện tượng quang học xấu cho bức ảnh cũng là điều luôn được quan tâm nhất.
luu-y-mua-ong-kinh1.jpg
Bạn cần chú ý xem ống kính có khả năng tái tạo màu sắc tới đâu, độ tương phản ảnh và độ nét như thế nào. Ống có bị các hiện tượng xấu như phản sáng, bóng mờ trong nhiều trường hợp hay không. Ngoài ra, độ méo ảnh cũng cần được quan tâm kỹ càng. Bạn cũng có thể so sánh nó với các ống khác trong cùng tầm giá.

Dải tiêu cự xác định

Với những người mới thì câu hỏi luôn được đặt ra là ống kính này chụp xa hay gần, ống có thể zoom hay không thể zoom. Với tất cả những câu hỏi đó, chúng ta có thể quy về một điểm: tiêu cực của ống kính. Tiêu cự ống kính sẽ xác định góc nhìn ống kính. Với ống có tiêu cự ngắn, góc nhìn sẽ rộng, và bạn chỉ có thể chụp rõ được những vật ở gần. Với những ống kính có tiêu cự dài, bạn lại có thể nhìn rõ được những vật ở xa. Người ta chia tiêu cự thành 3 mức (trên chuẩn máy Full-frame):
luu-y-mua-ong-kinh2.jpg
+ <35mm: ống kính góc rộng hoặc siêu rộng

+ 50mm: ống kính tầm trung, tương đương mắt người.

+ >70mm: ống kính tele, cho phép nhìn rõ những vật ở xa hoặc cực xa.

Bạn nên có sự thử nghiệm thực tế từng loại ống để có thể tìm ra được tiêu cự có thể đáp ứng nhu cầu của mình.

Ống có 1 tiêu cự được gọi là ống kính fix, trong khi ống có hai tiêu cự sẽ được gọi là ống kính zoom. Nếu cùng phân khúc hoặc cùng dòng, ống fix bao giờ cũng cho chất lượng quang học cao hơn ống zoom.

Độ mở khẩu của ống kính

Hay còn gọi là khẩu độ, khẩu độ ống kính là tiêu chí quan trọng trong việc chụp ảnh xóa phông bằng khả năng điều chỉnh độ sâu trường ảnh (DOF). Khẩu độ sẽ được đánh dấu bằng F. Ta thường thấy F/1.8, F/2…….cho tới F/22.
luu-y-mua-ong-kinh4.jpg
– Số F càng nhỏ (F/1.8, F/2.0) thì độ mở khẩu càng lớn và DOF sẽ rất mỏng, và chỉ có những vật ở trong khoảng cho phép của DOF mới rõ nét, tất cả còn lại đều mờ. F càng nhỏ thì khả năng tạo bokeh cũng càng đẹp.

– Số F càng lớn (F/18, F/22) thì độ mở khẩu càng nhỏ, DOF càng dày và sẽ có nhiều vật được làm rõ hơn.

Ngoài ra, độ mở khẩu cũng liên quan tới khả năng chụp thiếu sáng. Nếu F nhỏ, khẩu mở to thì máy sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn. Nếu F lớn thì khẩu mở nhỏ làm máy sẽ thu được ít ánh sáng hơn.

Lấy nét tự động (AF) và lấy nét tay (MF)

Các ống kính ngày nay đều được tích hợp cả hai chế độ lấy nét tay (MF) và lấy nét tự động (AF) . Điều mà ban nên chú ý là khả năng lấy nét tự động của ống có nhạy và tốt hay không, có chính xác hay không. Thêm một điểm nữa, nếu bạn không mua ống kính cùng hãng với máy mà mua của bên thứ ba (như các ống kính Sigma) thì có nhiều ống chỉ hỗ trợ MF chứ không hỗ trợ AF.

Ngàm máy ảnh
luu-y-mua-ong-kinh3.jpg
Ngàm máy ảnh ít được chú ý nhưng chúng cho phép bạn được dùng và không được dùng ống kính nào. Mỗi hãng sản xuất ống kính sẽ chỉ có những loại ngàm tương thích với các máy ảnh của mình, không thể dùng cho các máy của hãng khác. Kể cả trong cùng một hãng, với các dòng máy khác nhau như DSLR hay mirrorless thì cũng được phân chia ra thành các loại ngàm khác nhau. Bạn nên xem máy ảnh của bạn là ngàm gì thì mới chọn được ống kính có ngàm tương thích.

Định dạng cảm biến
luu-y-mua-ong-kinh5.jpg

Có nhiều loại định dạng cảm biến nhưng với các máy ảnh chuyên nghiệp ngày nay thì có 3 định dạng phổ biến nhất là Full-frame, Crop, và M4/3 với lần lượt kích thước sẽ nhỏ dần. Như vậy, ngoài việc dựa vào ngàm ống kính như đã nói ở trên, thì mỗi định dạng cảm biến sẽ có một dòng ống kính thích hợp. Ống kính Full-frame có thể dùng cho cả máy ảnh Full-fram và Crop nhưng ống kính dành cho định dạng Crop không thể dùng cho Full frame. Nên nhớ kỹ là các định dạng này được so sánh trong cùng một hãng sản xuất, bởi các hãng khác nhau có thể cho ra kích thước chuẩn về các định dạng có hơi khác biệt đôi chút.

Việc chọn mua ống kính cần có sự chú ý và chọn lựa kỹ càng, như vậy bạn mới không phải phí tiền mà không đạt được hiệu quả chụp ảnh như mong muốn.

Nguồn: https:/kpnet.vn/nhung-dieu-can-chu-y-khi-mua-ong-kinh.html
Địa chỉ cung cấp các sản phẩm công nghệ, máy ảnh, ống kính,.. uy tín chất lượng
Công ty cổ phần công nghệ Kyma

Địa chỉ: 474 Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hồ Chí Minh
132 Yên Lãng, P.Thịnh Quang, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
V Một vài lưu ý khi lắp đặt sàn kính cường lực Các dịch vụ khác 0
C Một vài lưu ý qua với biển tấm lớn Các dịch vụ khác 0
C Một vài lưu ý qua với biển hộp đèn Các dịch vụ khác 0
C Một vài lưu ý qua khi làm biển hộp đèn Các dịch vụ khác 0
sone1203 Một vài lưu ý khi mua nội thất cũ cần nằm lòng Các dịch vụ khác 0
T Cần bán Giao lưu một vài mẫu đèn rẻ tiền hàng mới cập bến Nội Thất - Xây Dựng 0
P Tư vấn Một vài lưu ý khi sử dụng xe điện Xe máy - Xe đạp 0
H Cần bán Một vài lưu ý khi chọn mua bơm hóa chất Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
C Làm biển chữ nổi, một vài lưu ý Nhạc Cụ - Dịch Vụ Giải Trí 0
P Tư vấn Một vài điểm đáng lưu tâm về thang máy gia đình 2020 Nội Thất - Xây Dựng 0
thietbim5s Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng máy hàn miệng túi Các dịch vụ khác 0
noithattli Tư vấn Một vài lưu ý khi lựa chọn thiết kế nội thất tại Vinhomes Smart City Nội Thất - Xây Dựng 0
H Một vài lưu ý khi sử dụng Nhang Trầm Hương Các dịch vụ khác 0
C Một vài lưu ý với mẫu biển led chữ nổi Các dịch vụ khác 0
KAG VIỆT NAM Một vài lưu ý cần biết để có thể mua được bộ nồi nấu rượu chất lượng Máy Móc Công Nghiệp 0