Nhiễm khuẩn sau sinh và những điều cần biết

itcviet

Thành viên mới
22/3/18
503
0
18
VND
Nhiễm khuẩn sau sinh hay còn được gọi là nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những tai biến sản khoa thường gặp nhất. Do các vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục qua vết thương khi đẻ và trú ngụ tại nơi rau bám trong tử cung để gây bệnh ở tất cả các phần của đường sinh dục hoặc có thể lan rộng ra hơn nữa. Nguyên nhân nào gây nhiễm khuẩn sau sinh ? Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn sau sinh là gì ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích cho mình nhé.
Nhiễm khuẩn sau sinh là gì ?
Nhiễm khuẩn sau sinh chỉ xảy ra ở đối tượng sản phụ sau sinh do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây ra. Có những trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung hay trong tử cung. Một số ít bị nhiễm khuẩn máu sau sinh, diễn biến rất nặng và khó điều trị, trường hợp này có tỷ lệ tử vong cao.
Áp dụng các phương pháp khử khuẩn và vô khuẩn trong ca sinh nở nên tỷ lệ sản phụ bị nhiễm khuẩn hậu sản giảm hẳn so với trước. Tuy vậy, tình trạng này vẫn còn khá phổ biến ở các khu vùng núi sâu xa.
nhiễm khuẩn sau sinh

Nguyên nhân nào gây nhiễm khuẩn sau sinh ?
Có nhiều yếu tố gây ra bệnh nhiễm khuẩn sau sinh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,...Các loại vi khuẩn này thường xuyên có mặt ở môi trường sống xung quanh ta, khi gặp được điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương ở âm đạo, âm hộ hoặc vùng rau bám ở đáy tử cung để gây ra bệnh.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhiễm khuẩn sau sinh:
  • Sức khỏe sản phụ suy yếu: Nếu sức khỏe sản phụ quá yếu, hệ miễn dịch kém cũng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng máu.
  • Vi khuẩn tấn công: Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần có thời gian hồi phục sức khỏe và đợi cho sản dịch thoát ra khỏi tử cung hoàn toàn. Lúc này, vùng kín của sản phụ khá ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Các loại vi khuẩn dễ xâm nhập là Ecoli, liên cầu khuẩn....Thông qua âm đạo, chúng xâm nhập vòi tử cung vào bên trong phúc mạc, có thể gây nhiễm trùng máu.
  • Môi trường sinh sản không đảm bảo: Sinh con trong điều kiện môi trường không đảm bảo tiệt trùng, tồn tại nhiều loại vi khuẩn, virus tiền ẩn nguy cơ nhiễm trùng máu ở sản phụ sau sinh.
  • Sinh mổ: Sản phụ sinh mổ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu sau sinh hơn sản phụ sinh thường
  • Biến chứng sau sinh: Sản phụ bị băng huyết sau sinh, thiếu máu, ối vỡ non, chuyển dạ kéo dài,....có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu.
Mức độ nhiễm khuẩn sau sinh nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc theo độc tính của loại vi khuẩn, theo sức khỏe của sản phụ và tính kháng kháng sinh của chúng tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn sau sinh ?
nhiễm khuẩn sau sinh


Khi bị nhiễm khuẩn sau sinh thì tùy thuộc vào vị trí cư trú của vi khuẩn mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Đó là:
- Trường hợp nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn và âm hộ thì người bệnh sẽ có dấu hiệu sưng to, phù nề tầng sinh môn, âm hộ, vết khâu tầng sinh môn có mủ.
- Nếu nhiễm khuẩn hậu sản ở cổ tử cung, âm đạo thì sẽ có biểu hiện ra rất nhiều dịch có mùi hôi, khi được tiến hành thăm khám thì sẽ gây đau đớn.
- Trường hợp nhiễm khuẩn ở tử cung rất hiếm, diễn biến thường nặng hơn, biểu hiện là dịch có mùi hôi thối, có thể ra máu, tử cung đau nhói mỗi khi chạm vào.
- Nhiễm khuẩn hậu sản ở phần phụ (buồng trứng, vòi trứng, các dây chằng) thường kéo dài, dễ thành chuyển thành bệnh mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
Viêm phúc mạc toàn bộ và viêm phúc mạc tiểu khung là dấu hiệu cảnh báo khi vi khuẩn từ bộ máy sinh dục xâm nhập vào ổ bụng và tiểu khung. Trường hợp này rất nguy hiểm, cần phải mổ dẫn lưu mủ và nếu không cẩn thận thì rất dễ để lại di chứng sau mổ.
  • Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung làm cho chân bị phù to, đau và nóng. Nếu cục máu đông di chuyển lên tim gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, di chuyển lên não gây nhồi máu não thì có thể khiến người bệnh tử vong đột ngột. Hình thái này có thể gây tử vong đột ngột.
  • Ngoài ra, vi khuẩn có thể từ cơ quan sinh dục đi thẳng vào máu gây nhiễm khuẩn máu sau sinh, dẫn đến tỉ lệ tử vong rất cao.
Làm gì khi bị nhiễm khuẩn sau sinh ?
Sau khi sinh, sản phụ thường trải qua quá trình co hồi tử cung để tống sản dịch ra ngoài. Quá trình này diễn ra trong khoảng 2 tuần. Với trường hợp sản phụ bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ thì có thể điều trị bằng cách:
  • Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ thì nên dùng các loại kháng sinh phổ rộng: nhóm cephalosporin; metronidazol, quinolon,...
  • Kết hợp truyền máu, trợ tim
  • Khi nhiệt độ trở lại bình thường hoặc giảm xuống: cắt tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả
nhiễm khuẩn sau sinh


Để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn sau sinh thì nguyên tắc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng. Đặc biệt trong quá trình mang thai, nếu sản phụ có biểu hiện hoặc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo thì cần phải được điều trị ngay dưới sự thăm khám của bác sĩ. Tuyệt đối không được tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Hàng ngày cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và không thụt rửa sâu bộ phận sinh dục
Ngoài ra để đề phòng nhiễm khuẩn sau sinh thì sản phụ cần:
- Không quan hệ sinh hoạt vợ chồng ngay sau sinh, khi mà sức khỏe chưa được hồi phục. Cơ quan sinh sản rất cần được "nghỉ ngơi" sau khi trải qua quá trình mang thai và vượt cạn. Quan hệ tình dục sau sinh sớm sẽ dễ gây nên những tổn thương cho âm đạo và các cơ quan sinh sản, dẫn đến nhiễm trùng khuẩn.
- Tránh đi lại nhiều, tránh vận động sớm trong giai đoạn 1 tháng sau sinh,
- Hàng ngày phải giữ cho vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ. Không nên dùng giấy thô ráp hay khăn ướt có mùi thơm để vệ sinh âm đạo.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để ấm, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh gây tổn thương.
- Thường xuyên vệ sinh, thay mới chăn ga gối đệm.
- Thay quần lót liên tục để giữ cho vùng sinh dục khô ráo để tránh nhiễm khuẩn sau sinh cũng làm việc sản phụ nên làm.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả thì mỗi sản phụ cần phải có ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những ngày gần đẻ. Tuyệt đối không được tắm hoặc ngâm mình trong ao hồ có nước bẩn. Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn ở vùng sinh dục thì cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay.
Để được tư vấn gói dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt, mẹ bầu hãy liên hệ với Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể nhé.
Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau :

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
Địa chỉ: Xóm 10, Xã Bảo Thành, Huyện Yên Thành, Nghệ An
Hotline : 0989 699 115
Email: benhvienbaoson.mkt@gmail.com
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
Pk Miền Tây Thanh Hóa Tư vấn Nhiễm tạp khuẩn sinh dục nam Các dịch vụ khác 0
W Môi trường ô nhiễm luôn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi Các dịch vụ khác 0
Phụ Khoa TAP Cần bán Lyginal - Viên đặt âm đạo điều trị nhiễm khuẩn của Hamedi Mẹ và Bé 0
H Các biến chứng thường gặp khi nhiễm vi khuẩn HP? Các dịch vụ khác 0
H Phong tỏa, khử khuẩn nơi ở của ca thứ 39 nhiễm Covid-19 Du Lịch 0
H Tư vấn Lý do người Nhật ăn cá sống hàng ngày mà không sợ nhiễm khuẩn Các dịch vụ khác 0
D Nông sản khô và nguy cơ nhiễm khuẩn tìm ẩn Các dịch vụ khác 0
M Trẻ Bị Đi Ngoài Do Nhiễm Khuẩn - Sao Không Dùng Men Vi Sinh? Mẹ và Bé 0
M Trẻ Bị Đi Ngoài Do Nhiễm Khuẩn - Sao Không Dùng Men Vi Sinh? Mẹ và Bé 0
M Trẻ Bị Đi Ngoài Do Nhiễm Khuẩn - Sao Không Dùng Men Vi Sinh? Mẹ và Bé 0
N Tư vấn Nhiễm Vi Khuẩn Hp (helicobacter Pylori) Dạ Dày Là Gì Các dịch vụ khác 0
hoanguyen99 Tư vấn Tư Vấn Chữa Nhiễm Khuẩn Âm Đạo Bằng 2 Cách Các dịch vụ khác 0
H Các Bệnh Nhiễm Khuẩn Gan Hay Gặp Hiện Giờ Các dịch vụ khác 0
hoanguyen99 Các triệu chứng nguyên nhân khi nhiễm khuẩn viêm âm đạo Các dịch vụ khác 0
hoanguyen99 Điều trị tại nhà chữa nhiễm khuẩn âm đạo với chi phí thấp Các dịch vụ khác 0