Tư vấn Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

duy12

Thành viên mới
30/9/20
150
0
16
VND
[IMG]


Với điều kiện thời tiết ẩm ướt cũng chính là lúc để cho muỗi phát triển mạnh mẽ và có khả năng cao gây bệnh sốt xuất huyết.
Xem thêm: Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Bệnh này nếu không được phát triển và chuẩn đoán kịp thời có thể gây biến chứng nặng sau này cho người mắc phải.
Vậy để giúp cho các bạn hiểu biết thêm về loại bệnh này, hãy cũng tham khảo kĩ hơn qua bài viết chia sẻ ngay sau đây:
1. Sốt xuất huyết là gì?

Cũng chính vì vậy mà nước ta đang là một trong những quốc gia có tỉ lệ người mắc sốt xuất huyết cao nhất trên thế giới.
Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi Dengue gây nên. Đặc biệt, muỗi vằn là loại trung gian gây nhiễm cao, thường sinh sống nơi có bùn lầy và những vùng nước động lại xung quanh khu vực nhà dân, nơi ẩm thấp, tối tăm trong gia đình.
Trong những năm trở lại đây, bệnh sốt xuất huyết đang có biểu hiện lây lan nhanh chóng một cách chóng mặt. Đặc biệt, có thời điểm bùng phát như một trận dịch lớn trong lịch sử, là mối lo ngại của tất cả mọi người.
Hiện nay, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị đứt điểm cho căn bệnh này.
Theo thống kê, lứa tuổi đáng lo ngại nhất có khả năng lây nhiễm cao đó là trẻ em. Chính vì thế mà trẻ em cần được chăm sóc và quan tâm về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí, có biện pháp đề phòng để tránh bị muỗi cắn. Ở độ tuổi 4 đến 9 thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Còn những bé dưới 1 tuổi khả năng nhiễm bệnh khá hiếm những nếu mắc phải thì cực kì nguy hiểm và có khả năng biến chứng cao.
Sốt xuất huyết là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao và bệnh có thể bị tử vong nếu không được chữa trị và chuẩn đoán kịp thời.
2. Nguyên nhân
Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu bị lây nhiễm là do vi rút Dengue. Loại vi rút này từ cơ thể muỗi Aedes aegypti gây nên.
Chu kì nhiễm bệnh theo những giai đoạn sau: Từ muỗi Aedes hút máu bệnh nhân đã nhiễm vi rút Dengue. Sau đó qua thời gian ủ bệnh từ 1 tuần đến 2 tuần và phát bệnh.
[IMG]


Nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết là do vi rút Dengue
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh sốt xuất huyết thường có những triệu chứng với các bệnh sốt vi rút khác. Tuy nhiên, đây là bệnh cấp tính và có thể lâu nhiễm với tất cả mọi người nên có thể nhận biết được qua những triệu chứng rõ ràng như sau:
Đối với trẻ nhỏ: Những trẻ bị mắc bệnh thường có triệu chứng rốt cao, sốt đột ngột. Thường sốt từ 38 đến 39 độ.
Tuy nhiên không có các triệu chứng đi kèm khác như sổ mũi hay ho khan. Nếu cho trẻ uống thuốc hạ sốt cũng chỉ có thể tác dụng trong vài giờ và sau đó lại sốt trở lại.
Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết còn có thêm các biểu hiện khác như:
Có dấu hiệu xuất huyết khi đi ngoài, đi đại tiện:
Nếu đột nhiên đi ngoài đi kèm theo máu và chất nhầy nên đi khám và điều trị nhanh chóng.
Trên mặt và da có xuất hiện các chấm đỏ mẩn:
Trên da mặt hoặc da chân tay thấy nổi các mẩn đỏ dù không thấy ngứa hay khó chịu. Lúc này nên đi kiểm tra và chuẩn đoán bởi đây là thời điểm giai đoạn đầu của sốt xuất huyết.
Chảy máu cam:
Người bệnh đột nhiên chảy máu cam, một lúc sau ngừng chảy nhưng lại tái phát và chảy liên tục. Đây là hiện tượng khá nghiêm trọng, nên thực hiện cầm máu và đi khám tức thời.
Nôn mửa:
Người bệnh có hiện tượng nôn mửa, nôn nao trong bụng, cảm thấy khó chịu, đau đầu và chóng mặt.
Đau bụng dữ dội:
Đột nhiên người bệnh xuất hiện những cơn đau bớt chợt rồi tự biến mất. Sau đó tái diễn và đau quằn quại liên tục.
Nhức mỏi toàn thân: Nhức mỏi toàn thân là dấu hiệu hầu hết người bệnh mắc phải. Luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu và nhức mỏi khắp vùng.
Đau đầu, nhức mắt:
Những cơn đau đầu kéo dài, cộng thêm biểu hiện nhức mắt. triệu chứng này
[IMG]


Người bị bệnh sốt xuất huyết thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu
Qua những triệu chứng trên, không phải bất kì ai cũng xuất hiện những dấu hiện này mà còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe người bệnh mà biểu hiện khác nhau.
Vì thế, người bệnh nên kiểm tra và chuẩn đoán trong thời gian sớm nhất nếu có thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường nào khác.
4. Cách điều trị
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Sau đây là một số những cách điều trị:
Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:
Những bệnh nhân sốt vi rút Dengue không cần thiết phải truyền dịch qua tĩnh mạch. Mà mỗi cấp độ có thể chọn cách thức điều trị phù hợp như:
  • Bệnh nhân cấp độ I: Bù dịch qua đường ống
  • Bệnh nhân thuộc cấp độ II: người bệnh có thể bù dịch qua đường ống và không chảy máu.
Nếu sử dụng thuốc tại nhà để điều trị, cần lưu ý những điều sau:
  • Nên đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên để dùng thuốc hạ sốt kịp thời
  • Sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol 6 tiếng/lần. Không nên sử các sản phẩm thuốc khác từ bên ngoài.
  • Có thể hạ sốt bằng cách chờm nước ấm lên trên và toàn bộ cơ thể
Lưu ý nhỏ:
  • Không được sử dụng thuốc kháng sinh, aspirin hoặc ibuprofen.
  • Không nên sử dụng biện pháp cạo gió để hạ sốt.
  • Nên uống nhiều nước sôi hoặc nước để nguội. Có thể thay thế bằng nước trái cây hoặc nước oresol theo liều lượng trên bao bì chỉ định của sản phẩm.
  • Phụ nữ nếu thấy thời kì kinh nguyệt ra quá nhiều máu cần cầm máu và nhập viện để tiện theo dõi hơn. Ngoài ra, để tránh tình trạng bị băng huyết.
Tiêu chuẩn nhập viện điều trị trong thời gian ngắn (dưới 24h):
Lúc này tất cả các trường hợp cần thực hiện bù dịch qua đường tĩnh mạch. Những bệnh nhân thuộc cấp I và cấp II không có khả năng điều trị bù dịch qua đường ống như trên.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):
Những bệnh nhân đã thuộc nhóm nhập viện trong thời gian dài trên 24h không thể điều trị bù dịch mà cần được quan sát và điều trị theo phương pháp thích hợp nhất.
[IMG]


Sốt xuất huyết cần được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời
5. Biện pháp phòng tránh
Vắc xin
Hiện nay, việc sử dụng vắc xin có thể mang lại hiệu quả cao. Có thể phòng chống được vi rút tấn công gây bệnh. Tuy nhiên một loại vắc xin phù hợp vẫn chưa có sẵn để phòng chống bệnh.
Nhưng theo những nghiên cứu từ các nhà khoa học đã đưa vào thử nghiệm lâm sàn khá thành công loại huyết thanh có thể chống được sốt xuất huyết.
Hiện đang thực hiện việc thử nghiệm lần 2 nhằm mục đích điều chế ra loại thuốc thực sự chống được vi rút.
Kiểm soát véc tơ truyền bệnh
Phương pháp phòng chống kiểm soát đã và đang mang lại hiệu quả cho căn bệnh sốt xuất huyết. Việc kiểm soát véc tơ Aedes có thể giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh do Dengue.
Phương pháp này có đặc điểm lớn giúp kiểm soát được các loại muỗi Asdes, giảm thiểu khả năng đẻ trứng và nơi có vùng nước đọng cho muỗi phát sinh.
Mọi người nên thực hiện các công việc cần thiết như đậy kín các dụng cụ có thể chứa được nước, nơi có thể chứa đọng nước mưa. Nên vệ sinh nơi công cộng, nhà cửa sạch sẽ.
Hơn nữa, có thể sử dụng một số những sinh vật trong nước có thể tiêu diệt được muỗi. Nếu thấy xuất hiện quá nhiều muỗi cần có thuốc diệt muỗi trên khu vực dân cư.
Sốt xuất huyết cũng giống như bất kì những căn bệnh lây nhiễm khác. Các phương pháp bảo hộ luôn cần thiết như: mang vớ, tất dài, sử dụng thuốc xua muỗi, tránh xa những nơi có mật độ véc tơ cao.
Một đặc điểm của muỗi Asdes aegypti đó là luôn xuất hiện nhiều vào ban ngày. Vì vậy, nên thực hiện biện pháp diệt trừ khác so với những loại muỗi khác thường hoạt động vào ban đêm.

[IMG]

Nên vệ sinh sạch sẽ khu nhà ở để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Ngoài ra, có thể thực hiện một số những biện khác phòng tránh khác như:
  • Không để trẻ em chơi quanh những địa điểm có chứa nhiều muỗi như nơi có môi trường ẩm ướt, ao tù, nước đọng…
  • Sử dụng thêm màn trước khi đi ngủ và cả ban ngày để có thể tránh nguy cơ bị muỗi đốt.
  • Một số những biện pháp để diệt muỗi như: thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi quanh khu vực sinh sống, nơi có môi trường dễ phát triển cho loài muỗi…
  • Phát, chặt những khu có nhiều bụi rậm, cỏ cây hoặc loại bỏ những khu rác thải, ẩm thấp khác.
  • Vệ sinh nơi ở và phòng ngủ sạch sẽ, thơm tho để đuổi muỗi
Ngoài những biện pháp phòng tránh trên thì người bệnh nên đề tránh khả năng nhiễm bệnh nếu xuất hiện triệu chứng lạ. Nên đi khám định kì mỗi tháng để phòng tránh các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.
Qua những thông tin chia sẻ hữu ích trên về bệnh sốt xuất huyết như khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng tránh.
Từ đó, giúp con người đề cao cảnh giác với muỗi và biết cách phòng tránh khả năng có thể nhiễm sốt xuất huyết. Hơn nữa, nên quan tâm và khám bệnh thường xuyên để tránh được những bệnh lây nhiễm qua muỗi.
Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hãy liên hệ tới các chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp kĩ càng hơn nhé
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
Bảo Niệu Đức Thịnh Đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì và Cách phòng tránh Các dịch vụ khác 0
HongPhucDongNai12 Bệnh lậu lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả Các dịch vụ khác 0
C Bệnh đốm trắng khó kiểm soát và những điều bà con nên phòng tránh Các dịch vụ khác 0
Ngoaithatfunismart Những bệnh nguy hiểm từ Muỗi và phòng tránh cùng Lưới chống muỗi Funismart Nội Thất - Xây Dựng 0
C Bệnh hoại tử ở tôm chân trắng có thể bạn nên biết để phòng tránh Các dịch vụ khác 0
C Các tác nhân bệnh đốm đen trên tôm mà bạn cần biết phòng tránh Các dịch vụ khác 0
T Giữ không gian luôn thông thoáng để phòng tránh nhiễm bệnh Các dịch vụ khác 0
thuốc nam Nguyễn Kiều Tư vấn Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh tái phát bệnh viêm amidan Các dịch vụ khác 0
sieuthisongkhoe Dấu Hiệu & Nguyên Nhân Của Bệnh Sỏi Thận? Cách Phòng Tránh Bệnh Sỏi Thận An Toàn Cho Sức Khỏe Các dịch vụ khác 0
K Tư vấn Tìm hiểu về bệnh nổi mề đay và những phương pháp phòng tránh Mẹ và Bé 0
lanpham09 Tư vấn Cách phòng tránh bệnh vô sinh ở nam giới Các dịch vụ khác 0
D Cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp vào mùa lạnh và cách phòng tránh Các dịch vụ khác 0
W Những biểu hiện và biện pháp phòng tránh bệnh khô mắt Các dịch vụ khác 0
S Cần bán 7 lưu ý cần LÀM NGAY để phòng tránh Covid-19, H5N1 và các dịch bệnh nói chung Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
H Chia sẻ các biện pháp phòng tránh bệnh dịch khi rời sân bay Du Lịch 0