Phương pháp Six Sigma và tiêu chuẩn ISO 9001 giống và khác nhau như thế nào

otakusama

Thành viên mới
29/5/18
237
0
16
VND
Một trong những phương pháp có ảnh hưởng nhất trong số đó là Six Sigma. Bắt đầu như một giải pháp hình thành trong sản xuất, phương pháp này nhanh chóng phát huy hiệu quả và hiện đang được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tài chính,... bao gồm các công ty thuộc bảng xếp hạng Fortune 500 trên toàn thế giới. Vậy 6 Sigma và ISO 9001 có gì giống và khác nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

1. Khái niệm Six Sigma và ISO 9001

ap-dung-ISO-9001-2015-1.jpg

Trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu hai phương pháp trên, trước hết chúng ta cần hiểu 6 Sigma là gì và ISO 9001 là gì:

Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình.

ISO 9001 là hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận trên toàn thế giới. Bất cứ một doanh nghiệp nào có sản phẩm đạt đủ những tiêu chuẩn mà ISO đề ra thì được cấp chứng chỉ ISO 9001. Khi có được chứng chỉ ISO 9001, chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế.

>> Xem thêm những lợi ích doanh nghiệp đạt được khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong doanh nghiệp.

2. Sự giống nhau giữa 6 Sigma và ISO 9001


phuong-phap-6-sigma-02.jpg

Một số các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và phương pháp 6 Sigma có chung điểm tương đồng đó là:

Phương pháp tiếp cận:

Cả ISO 9001 và 6 Sigma đều sử dụng cách tiếp cận theo quá trình. ISO 9001 liên quan đến việc xem xét hệ thống tổng thể từ xây dựng và quản lý các quy trình nhỏ, chúng có liên quan đến nhau nhằm đạt được chất lượng ổn định. Do đó việc kiểm soát và cải tiến các quy trình riêng lẻ là cách tốt nhất để đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm soát toàn bộ hệ thống. Six Sigma cũng tập trung các quy trình riêng lẻ và độc lập để kiểm soát và cải tiến thông qua hồ sơ COPIS bao gồm khách hàng, sản phẩm, quy trình, đầu vào và nhà cung cấp.

Chu trình cải tiến:

Cả ISO 9001 và 6 Sigma đều được dựa trên cơ sở về chu trình quản lý. Trong đó công cụ được sử dụng trong 6 Sigma cho các dự án cải tiến quy trình là DMAIC. Đây là chu trình cải tiến dựa trên dữ liệu. Đối với ISO 9001, việc cải tiến được tiến hàng dựa trên chu trình Plan-Do-Check-Act. Với cả hai hệ thống, người áp dụng phải tuân theo tất cả các bước của chu trình. Việc bỏ qua các giai đoạn có thể sẽ dẫn đến thất bại cho dự án cải tiến.

>> Xem thêm Lợi ích của 5S trong hoạt động cải tiến năng suất chất lượng cho doanh nghiệp.

3. Sự khác biệt giữa 6 Sigma và ISO 9001

Sự khác biệt của ISO 9001 và 6 Sigma chủ yếu nằm trong phạm vi áp dụng. Tiêu chuẩn ISO là một bộ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận làm nền tảng phát triển toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh như trách nhiệm quản lý, quản lý tài nguyên và tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh như trách nhiệm quản lý, quản lý tài nguyên và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, hệ thống quản lý chất lượng có thể được đánh giá và cấp yêu cầu chứng nhận theo ISO 9001. Trong khi đó, Six Sigma chỉ là tập hợp các công cụ và phương pháp được sử dụng để cải tiến quy trình và không có ý nghĩa như một phương tiện phát triển toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng. Bên cạnh đó 6 Sigma không phải tiêu chuẩn được công nhận trên phạm vi toàn thế giới mà được sử dụng chủ yếu ở Bắc Mỹ và Nhật Bản.

6 Sigma còn có một phương pháp thiết kế được viết tắt là DMADV. Phương pháp này không tương đương với quá trình thiết kế được định nghĩa trong ISO 9001 nhưng vẫn có thể sử dụng như một phương pháp cải tiến thiết kế. Sau đó sẽ được đưa vào các yêu cầu thay đổi thiết kế như yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Một điểm khác nhau tiếp theo đó là một số các yếu tố của 6 Sigma sẽ đòi hỏi xây dựng các quy trình mới không bao gồm hệ thống quản lý chất lượng. Về cơ bản không có sự xung đột nào giữa hai phương pháp mà cả hai đều đem lại những giá trị lớn cho nhau.

Việc sử dụng hệ thống kết hợp cả phương pháp 6 Sigma và ISO 9001 sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo chất lượng, vừa nâng cao hiệu suất. Chính vì vậy không tồn tại sự lựa chọn giữa ISO 901 và Six Sigma, các doanh nghiệp cần kết hợp cả hai để mang lại hiệu quả lớn nhất.

>> Truy cập ngay TRANG CHỦ - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LAVAN để biết thêm thông tin chi tiết về thiết lập và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2015.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
gasbanmaivn Tôm sốt bơ tỏi phô mai tại nhà với phương pháp làm thuần tuý Ẩm thực 0
gasbanmaivn Phương pháp nấu lẩu thái chua cay siêu ngon tại nhà chỉ với 4 bước Ẩm thực 0
B Phối hợp các phương pháp để giảm cân Các dịch vụ khác 0
lazynope93 được coi là phương pháp in cao cấp Các dịch vụ khác 0
vualydon Xì tố - phương pháp chơi trăm trận trăm thắng cho tân thủ Các dịch vụ khác 0
P Tư vấn Tôi đã lắp kính cường lực nhanh chóng nhờ phương pháp này Các dịch vụ khác 0
maythucphamkag Sấy khô trà thảo mộc bằng phương pháp công nghệ mới giúp nâng cao chất lượng trà Máy Móc Công Nghiệp 0
B Áp dụng các phương pháp giảm cân phổ biến Các dịch vụ khác 0
maythucphamkag Nhược điểm của việc nấu cao, cô cao bằng phương pháp truyền thống Máy Móc Công Nghiệp 0
gasbanmaivn Trả lời Sử Dụng Bếp Từ Có Tốn Điện Ko Và Phương Pháp Tiết Kiệm Các dịch vụ khác 0
maythucphamkag Top 2 phương pháp chưng cất rượu hiệu quả nhất hiện nay Máy Móc Công Nghiệp 0
maythucphamkag Phương pháp sấy khô nhanh củ tam thất, say nghiền bột tam thất giữ nguyên dược chất Máy Móc Công Nghiệp 0
maythucphamkag Tại sao rượu sau khi nấu sẽ có nhiều cặn đục - Các phương pháp làm trong rượu hiệu quả nhất hiện nay Máy Móc Công Nghiệp 0
maythucphamkag Phương pháp sấy khô trà dược liệu, trà truyền thống bằng tủ sấy công nghiệp chi phí thấp Máy Móc Công Nghiệp 0
B Phương pháp giảm cân an toàn, lành mạnh nhất Các dịch vụ khác 0