Rủi ro pháp lý đối với các khoản vay vốn nước ngoài

hangcfl

Thành viên mới
28/5/21
111
0
16
VND
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn từ chủ sở hữu dưới hình thức khoản vay nước ngoài không bảo lãnh. Đây là một kênh huy động vốn khá thuận tiện cho các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, do tính chất thường xuyên và khá dễ dàng vay được vốn nên nhiều doanh nghiệp đã chủ quan, không tìm hiểu rõ các quy định pháp luật về vay vốn nước ngoài, dẫn đến những rủi ro pháp lý như sau:

1. Không hoàn trả được khoản vay cho chủ sở hữu.

2. Chi phí lãi vay không được tính là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN.

3. Nộp phạt do vi phạm các quy định về vay vốn nước ngoài không bảo lãnh.

Vậy đâu là nguyên nhân, cách xử lý ra sao và căn cứ văn bản pháp lý nào sẽ được?


Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro pháp lý của các khoản vay vốn nước ngoài
1. Không thực hiện đăng ký các khoản vay trung, dài hạn, khoản vay ngắn hạn gia hạn thời gian trả trên 01 năm;

2. Không sử dụng đúng loại tài khoản khi vay vốn nước ngoài, cụ thể:

+ Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ ngước ngoài: khoản vay trung hạn, dài hạn sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp; khoản vay ngắn hạn sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác.

+ Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện vay và trả nợ nước ngoài.

3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ báo cáo về khoản ngắn hạn, vay trung, dài hạn cho Ngân hàng Nhà nước.

4. Lãi suất vay vốn đối tác không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

5. Khoản vay không có đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và không được thực hiện chuyển thanh toán tiền vay.

Căn cứ Pháp lý cần tuân thủ đối với các khoản vay vốn nước ngoài:
– Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

– Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hưỡng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

– Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo Điểm d, g Khoản 4 và điểm a Khoản 7 Điều 23 Khoản 2 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Thủ tướng Chính Phủ, quy định:

“4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong các hoạt động: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ chức và các giao dịch vốn khác;

g) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ trường hợp quy định tại các điểm g khoản 3, điểm d, g jkhoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;”

Giải pháp để doanh nghiệp phòng ngừa và khắc phục
  • Khắc phục tất cả các lỗi (nếu có) nêu ở mục “Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro pháp lý của các khoản vay vốn nước ngoài”
  • Thu thập toàn bộ các hồ sơ gốc về khoản vay, giao dịch chuyển tiền vay và các cam kết, thỏa thuận gia hạn thời hạn vay
  • Giải trình đầy đủ và chính xác các thắc mắc của Ngân hàng Nhà Nước khi duyệt khoản vay
  • Đề nghị sự hỗ trợ của Ngân hàng nơi có tài khoản vay tư vấn và hỗ trợ điều chỉnh
  • Sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, ngoại hối, pháp luật về thuế, kế toán
  • Tham khảo ý kiến tư vấn của đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm về vay vốn nước ngoài
  • Sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của Công ty tư vấn có uy tín và kinh nghiệm
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
K Thủ Dâm Gây Ra Rủi Ro Gì Với Phương Pháp Xử Lý Các dịch vụ khác 0
B Sự cố điện hạt nhận Fukushima để phân tích các biện pháp quản lý rủi ro Các dịch vụ khác 0
muabantk Cảnh báo rủi ro diện lao động chui bất hợp pháp tại CHLB Đức Tuyển sinh- Học Hành 0
nguyenhuyqts Tư vấn Xây nhà trọn gói - Giải pháp xây dựng chuyên nghiệp , chất lượng , giảm thiểu rủi ro Nội Thất - Xây Dựng 0
L Phương Pháp Chọn Loại Hình Đầu Tư Bất Động Sản Để Giảm Thiểu Rủi Ro. Bất động sản khác 0
O Bật mí phương pháp kết hợp rủi ro và lợi ích trong quản trị doanh nghiệp Các dịch vụ khác 0
A Tư vấn Công ty bảo hiểm nhân thọ Chubb với giải pháp vượt trội trước rủi ro bệnh nan y Các dịch vụ khác 0
O Tư vấn Gửi tiền bất hợp pháp từ Nhật về Việt Nam và những rủi ro Các dịch vụ khác 0
Nezuko Tư vấn Giải pháp xem hướng nhà và hóa giải hướng xấu giảm thiểu xui rủi Các dịch vụ khác 0
O Tư vấn Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi cháy nổ cho công trình khi sử dụng ống thép luồn dây điện Các dịch vụ khác 0
muabantk Những rủi ro phải đối mặt khi đi du học nghề Đức 2024 Tuyển sinh- Học Hành 0
muabantk Cảnh báo rủi ro ngành nhà hàng khách sạn ở Đức năm 2024 Tuyển sinh- Học Hành 0
namonus Bitcoin Cash (BCH) và Tương Lai: Tiềm Năng Phát Triển và Các Rủi Ro Cần Lưu Ý Các dịch vụ khác 0
VuDucHieu81202 Một số cách quản trị rủi ro tài chính hiệu quả khi đầu tư Các dịch vụ khác 0
ohhahaha Tác hại của cà phê đối với sức khỏe và cách giảm thiểu rủi ro Ẩm thực 0
Tin liên quan