PSYONE - tâm lý trị liệu

Thành viên mới
6/8/22
99
1
18
VND
Nếu tình trạng bệnh trầm cảm nhẹ không được phát hiện sớm hoặc kịp thời sẽ khiến trầm cảm chuyển qua giai đoạn nặng hơn. Trầm cảm nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thân thể và đời sống tinh thần của người bệnh. Vậy trầm cảm nặng là gì? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trầm cảm nặng là gì?​

Bệnh trầm cảm nặng hay còn gọi là rối loạn trầm cảm nặng, tên tiếng anh là Major Depressive Disorder ( MDD). Đây được coi là một trong các bệnh lý nghiêm trọng và có ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và những hành vi xung quanh mọi ngày.
Tại Hoa Kỳ, con số thống kê của người bị mắc bệnh trầm cảm là 6,7% dân số trên 18 tuổi và 20 - 25% người lớn có thể mắc bệnh trầm cảm nặng ở thời điểm nào đó. Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao hơn nam do bị thay đổi nội tiết tố, kinh nguyệt, sảy thai, thời kỳ tiền mãn kinh.

>> Xem thêm: Trầm cảm ở học sinh - Những điều mà các bậc phụ huynh nên biết

Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng​

Tình trạng trầm cảm nặng được đặc trưng bởi các cảm giác như buồn dai dẳng, tuyệt vọng và thấy vô giá trị trong một thời gian dài. Các triệu chứng trầm cảm cũng nặng, kéo dài hơn và diễn biến phức tạp hơn.
Tuy nhiên, khi đã mắc rối loạn trầm cảm nặng người bệnh đều có các dấu hiệu trầm cảm nặng như:
  • Chán nản hoặc cáu kỉnh hầu hết trong ngày
  • Không còn hứng thú với tất cả các hoạt động từng yêu thích
  • Giảm hoặc tăng cân đáng kể
  • Ngủ nhiều hoặc mất ngủ được
  • Mọi suy nghĩ hoặc hoạt động đều bị chậm lại
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc năng lượng thấp hầu hết các ngày
  • Cảm giác vô giá trị, tội lỗi nặng nề
  • Mất tập trung hoặc thiếu quyết đoán
  • Lặp đi lặp lại ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử cao.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây nên trầm cảm nặng​

Ngay từ khi nếu một người mắc bệnh trầm cảm không được phát hiện và chẩn đoán mắc chứng trầm cảm để có phương pháp điều trị đúng cách hay được chẩn đoán nhưng quá trình điều trị không hiệu quả thì khả năng chuyển sang chứng rối loạn trầm cảm nặng là rất cao.
Ngay từ khi nếu một người mắc bệnh trầm cảm không được phát hiện và chẩn đoán mắc chứng trầm cảm để có phương pháp điều trị đúng cách hay được chẩn đoán nhưng quá trình điều trị không hiệu quả thì khả năng chuyển sang chứng rối loạn trầm cảm nặng là rất cao.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngay từ lần kiểm tra đầu tiên đã được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng. Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn trầm cảm nặng hầu hết được cho là do trầm cảm gây nên, còn nguyên nhân cụ thể thì vẫn chưa xác định được.
Cũng chính vì vậy mà cho đến hiện nay chưa có cách phòng ngừa chứng rối loạn trầm cảm nặng cụ thể nào được đưa ra, nhưng các bác sĩ, chuyên gia đều cho rằng, phòng ngừa và hạn chế các yếu tố nguy cơ là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh trầm cảm và có phương pháp điều trị thích hợp cũng có thể làm giảm tình trạng khiến bệnh trầm cảm tái phát và biến chứng thành trầm cảm nặng.

Tác hại của bệnh trầm cảm nặng​

Đây là tình trạng nặng hơn của bệnh trầm cảm, do đó, nó cũng mang lại nhiều tác hại cho người. Trầm cảm nặng ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ gia đình và cá nhân, cuộc sống công việc hay môi trường học tập, thói quen ăn uống ngủ nghỉ và các vấn đề sức khỏe nói chung. Cụ thể như:
  • Khả năng khỏi bệnh là rất thấp, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh.
  • Khả năng tự sát cao.
  • Rối loạn này ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trạng và nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
  • Khám và chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng

Điều trị trầm cảm nặng bằng nhiều phương pháp khác nhau​

Rối loạn trầm cảm nặng thường được điều trị chủ yếu bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý, kèm theo một số liệu pháp bổ sung khác để làm phần nào các triệu chứng của bệnh.

Tâm lý trị liệu​

Tâm lý trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp tâm lý hay liệu pháp trò chuyện, đây được xem là một phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm nặng hiệu quả cho người bệnh. Phương pháp trị liệu thường được sử dụng nhất là liệu pháp trò chuyện.
Nó có thể giúp người bệnh:
  • Thích nghi trở lại với cuộc sống sau một cuộc khủng hoảng hoặc một sự kiện căng thẳng nào đó.
  • Thay thế những suy nghĩ, quan niệm, hành động tiêu cực bằng các suy nghĩ, hành vi lành mạnh, tích cực hơn. Tạo cho bệnh nhân cảm giác hạnh phúc và yêu cuộc sống.
  • Cải thiện khả năng giao tiếp, giúp bạn có thể dễ hòa nhập hơn với mọi người, tạo dựng lại các mối quan hệ mới trong cuộc sống.
  • Tìm ra các vấn đề mà bạn đang gặp phải như: Lo lắng, buồn, bồn chồn, khó ngủ,... Và tìm cách đối phó với các khó khăn đó, giải quyết nó.
  • Làm tăng lòng tự trọng, giúp bạn tìm lại giá trị và năng lượng của bản thân với cuộc sống. Giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Ngoài liệu pháp nói chuyện, bác sĩ cũng có thể sử dụng các liệu pháp điều trị khác như: Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp giữa các cá nhân, liệu pháp nhóm (liệu pháp này cho phép bạn chia sẻ cảm xúc của bản thân mình với những người có cùng tình trạng bệnh, có cùng cảm giác,...).

Các biện pháp hỗ trợ điều trị​

Khi các liệu pháp tâm lý và thuốc không có hiệu quả cho quá trình điều trị thì bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị khác. Các liệu pháp này đều tạo ra các kích thích trực tiếp lên não giúp người bệnh kiểm soát được tâm trạng hoạt động tốt hơn.
Ngoài các liệu pháp điều trị chính, bệnh nhân nên tham khảo các phương pháp hỗ trợ điều trị nhằm tăng cường và hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn như:
  • Vận động: Bên cạnh điều trị, người bệnh cần tích cực vận động qua các bài tập yoga, đi bộ, chạy bộ hay tham gia các bộ môn thể thao mà bản thân mình yêu thức khác. Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân và tăng dần khối lượng tập luyện khi bạn thấy bản thân đã tốt hơn.
  • Tham gia các hoạt động giải trí: Hồi tưởng lại các sở thích trước đây như xem phim, nghe nhạc, xem triển lãm, mua sắm,... hãy thử một vài điều trong một tuần để lấy lại hứng thú của bản thân.
  • Sống lành mạnh hơn: Tự lập thời gian biểu cho bản thân, phân chia thời gian làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp. Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều omega - 3, vitamin B và magie. Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất gây nghiện,...
  • Tham gia các buổi điều trị đầy đủ, không tự ý bỏ thuốc, thay đổi liệu pháp điều trị được bác sĩ đưa ra.
  • Ngoài những cố gắng của bản thân người bệnh, người nhà và những người xung quanh cũng nên tạo môi trường sống và giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình điều trị trên nhiều phương diện như:
  • Quan tâm và luôn theo dõi triệu chứng của bệnh nhân vì khi mắc rối loạn trầm cảm nặng thì nguy cơ tự sát của bệnh nhân rất cao, đây là điều mà người nhà bệnh nhân nên quan tâm.
  • Tạo môi trường sống thuận lợi, luôn động viên và giúp người bệnh dần lấy lại hứng thú với cuộc sống, lấy lại ý nghĩa của bản thân với cuộc sống này.
  • Giúp người bệnh hòa nhập hơn, nói chuyện nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn để giảm bớt gánh nặng về suy nghĩ cho người bệnh, giúp họ giải tỏa tâm trạng và không cảm thấy đơn độc.
Hãy giữ cho mình một tâm lý vàng để không bị cuộc sống này cuốn đi nhé. Và nếu không may gặp phải thì hãy điều trị một cách kịp thời để không ảnh hưởng đến sau này
Mọi chi tiết cần hỗ trợ tư vấn xin liên hệ:

PsyOne - Nơi chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn​

Hotline: 0888.77. 1978
Địa chỉ: số 76 đường 23 tp Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội
Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
nguyennguye Tác hại của việc uống không đủ nước Điện Tử-Điện Lạnh-Gia Dụng 0
Quanghieufinance2301 Những tác hại của việc trám răng và cách phòng ngừa nên biết Các dịch vụ khác 0
Quanghieufinance2301 Vôi răng là gì? 5 Tác hại của vôi răng đến sức khỏe răng miệng Các dịch vụ khác 0
B Tẩu hút xì gà và thuốc sợi giảm tác hại của thuốc, an toàn cho người dùng Thời trang Nam 0
Reviewnhakhoa231 7 Tác hại không ngờ của phủ sứ Nano bạn nên cảnh giác Các dịch vụ khác 0
phạm văn thọ Tư vấn Tác hại của việc ăn vặt Ẩm thực 0
ohhahaha Tác hại của cà phê đối với sức khỏe và cách giảm thiểu rủi ro Ẩm thực 0
Minhthu1201 Cần bán Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tác hại của trà Kombucha và đưa ra các lưu ý quan trọng cần nhớ khi tiêu dùng Ẩm thực 0
Huỳnh Bùi Tư vấn Lợi ích và tác hại của trang sức bạc mang lại cho người đeo Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
nhakhoatoancau Tư vấn Tác hại của răng sứ kim loại? Răng sứ Titan có nguy hiểm không? Nhạc Cụ - Dịch Vụ Giải Trí 0
Bảo Ngọc Kavi Tác hại của việc đeo kính lệch tâm – Nguyên nhân và cách khắc phục Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
Cẩm Thy Tại sao phải đeo kính khi cận. Tác hại của việc đeo kính cận không đúng cách Thời trang Nữ 0
Kimhien Tác hại của tia cực tím UV, cách chọn mắt kính bảo vệ mắt của bạn. Đồng hồ - Phụ kiện thời trang 0
phukienmono Tác hại của ốp lưng điện thoại mhcase Linh kiện - Dịch vụ điện thoại 1
soluuhuongg Tác hại của nâng mũi không phẫu thuật Các dịch vụ khác 0