Tiểu đường tuýp 3 là gì? Có nguy hiểm như 2 tuýp không?

buinhung.6549

Thành viên mới
8/8/18
1,694
0
36
VND
Nhắc đến bệnh tiểu đường đa phần chúng ta sẽ chỉ biết đến loại 1 và loại 2 vì đây là 2 trường hợp phổ biến nhất chiếm gần hết các trường hợp bệnh. Nhưng nhiều người không biết rằng bệnh lý rối loạn chuyển hóa nội tiết này còn có một loại đặc biệt nữa, đó là tiểu đường tuýp 3.

Bệnh tiểu đường tuýp 3


Tiểu đường tuýp 3 là gì ?

Tiểu đường tuýp 3 còn có tên thường gọi là tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng rối loạn dung nạp đường glucose này chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện ở tháng thứ 2 khi mang bầu nhưng phổ biến nhất là ở 3 tháng cuối trước khi sinh con.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO thì tỷ lệ phụ nữ bị tiểu đường tuýp 3 là khoảng 10-15%. Tỷ lệ này được đánh giá là tương đối cao vì số lượng phụ nữ mang thai hằng năm trên thế giới là rất nhiều.

Tại sao tình trạng này lại thường gặp đến vậy ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé !



Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 3

Cơ chế dẫn đến tiểu đường tuýp 3 ở phụ nữ mang thai là do sự đề kháng insulin trong cơ thể. Insulin là hormon có vai trò hạ và điều hòa đường huyết. Mỗi khi chỉ số này tăng cao cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin để gắn vào các thụ thể (receptor) ở trên tế bào. Nhờ đó mà đường trong máu sẽ được chuyển vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoặc chuyển thành dạng dự trữ khác.

Trong giai đoạn thai kỳ sự thay đổi lớn của các hormon nội tiết tố nữ estrogen, progesterone và một số hormon khác có thể sẽ tác động đến các thụ thể insulin, làm giảm độ nhạy cảm của insulin với tế bào. Và dẫn đến insulin sẽ không còn hoạt động hiệu quả nữa. Tình trạng này được gọi là sự kháng insulin.

Ngoài ra thì tiểu đường tuýp 3 có thể đến từ những nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống quá dư thừa dinh dưỡng, nhất là các chất đường bột, sinh hoạt không điều độ, thức khuya, suy nghĩ nhiều, tâm trạng lo lắng, căng thẳng… Đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ sau đây thì nguy cơ phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ là rất cao:

+Trước đây từng bị rối loạn dung nạp glucose, tiền đái tháo đường.

+Tiểu sử gia đình có người thân bị tiểu đường loại 2.

+Thể trạng béo phì trước khi mang thai.



Tiểu đường tuýp 3 có nguy hiểm không ?

Chắc chắn rồi, nếu nồng độ đường huyết trong máu càng cao kéo dài thì sẽ càng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Với mẹ thì tiểu đường tuýp 3 có thể bị biến chứng bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm trùng ối.

Còn với bé thì sẽ là hàng loạt các nguy cơ rối loạn bất thường do tiểu đường thai kỳ gây ra. Đó là: nguy cơ sảy thai, sinh non cao, chậm tăng trưởng, chậm phát triển trí não, béo phì sau khi sinh và đặc biệt là dị tật bẩm sinh. Theo các nghiên cứu dịch tễ học thì tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh khi mẹ bị tiểu đường tuýp 3 là 4-11% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bình thường trên thế giới (1,2-2,1%).

Do đó khi phát hiện bị đái tháo đường thai kỳ thì các mẹ hãy nên chữa trị và khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.



Khắc phục tiểu đường tuýp 3 như thế nào ?

Về biện pháp khắc phục tình trạng tiểu đường tuýp 3 ở bà bầu thì có 2 cách chính là kiểm soát đường huyết bằng điều chỉnh lối sống và bằng thuốc điều trị.

Biện pháp kiểm soát lối sống thường được áp dụng với trường hợp thai phụ mức độ đường huyết tăng cao còn nhẹ, mới xuất hiện. Kiểm soát, ổn định đường huyết bằng cách:

+Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế ăn đồ ngọt, các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thay thế bằng các loại protein tốt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả trái cây ít ngọt và đặc biệt là uống nhiều nước.

+Trong sinh hoạt thì cần vận động và nghỉ ngơi đúng cách. Các bà bầu thường xuyên vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng để vừa kiểm soát đường huyết vừa tốt cho thai nhi. Hạn chế ngồi nhiều 1 chỗ quá lâu, không được thức khuya mà phải ngủ đủ giấc, hạn chế những căng thẳng stress không đáng có.

Còn biện pháp sử dụng thuốc thì chỉ dùng khi mà đường huyết quá cao không kiểm soát được bằng việc điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên giai đoạn này cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên việc dùng thuốc phải được theo dõi kỹ của các chuyên gia bác sỹ.
 
Người đăng Tin liên quan Chuyên mục Trả lời Thời gian
suatieuduongdiasure Sữa dành cho người tiểu đường Tuýp 2 Các dịch vụ khác 0
dieuthuyenvtt Tư vấn Tìm hiểu bệnh đái tháo đường - tiểu đường tuýp 1 là gì? Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Bạn có nhận biết sớm các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2? Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì? Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa Các dịch vụ khác 0
N Tư vấn Kỷ cúc địa hoàng Viện YHCT Quân đội chữa tiểu đường tuýp 2 hiệu quả Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 5 dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 dễ nhận thấy nhất Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Biện pháp giúp khắc phục tiểu đường tuýp 2 hiệu quả với BoniDiabet Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 BoniDiabet giúp khắc phục tiểu đường tuýp 2 hiệu quả Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Khắc phục bệnh tiểu đường tuýp 2 với tpcn BoniDiabet Các dịch vụ khác 0
thanhquy2207 Bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì để cải thiện tình hình (Phần 1) Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Tiểu đường tuýp 2 sử dụng tpcn BoniDiabet hỗ trợ điều trị hiệu quả Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Bị tiểu đường tuýp 2 sử Bonidiabet điều trị hiểu quả Các dịch vụ khác 0
buinhung.6549 Sử dụng BoniDiabet không được phép bỏ qua nếu mắc tiểu đường tuýp 2 Các dịch vụ khác 0