Viêm loét dạ dày có nên ăn chuối?

Maimin11

Thành viên mới
16/5/20
78
0
6
VND
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày - thực quản. Khi acid dịch vị tiết ra nhiều sẽ làm tổn thương đến lớp cơ co thắt thực quản dưới gây hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản với các biểu hiện ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn...

Trong chuối chứa hàm lượng kali cao, thành phần hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, kích thích tăng sản sinh các yếu tố bảo vệ niêm mạc và tham gia vào quá trình phục hồi tổn thương do viêm loét. Hoạt chất pectin trong chuối tham gia và quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, làm giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu tại dạ dày.

Ngoài ra, chuối còn chứa một số loại vitamin và khoáng chất khác như protein, vitamin B11, A,C,E, tinh bột, sắt, magnesi, mangan...có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa tại dạ dày.

Dưới đây là một số lưu ý về thời điểm nên ăn chuối đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày:

Không nên ăn chuối vào lúc đói. Bởi trong chuối có chứa một lượng lớn magnesi và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ thống tiêu hóa nếu dạ dày trống rỗng, gây nên chứng chướng bụng khiến người bệnh khó chịu.

Nên ăn chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối trong ngày. Tránh ăn vào buổi sáng do một lượng nhỏ chất serotonin trong chuối có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ, mất tập trung và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của người bệnh.

Chỉ nên ăn tối đa 3 quả chuối/ngày. Chất kali ngoài hỗ trợ hệ tiêu hóa nó còn có thể gây ra rối loạn tim mạch, tê bì chân tay, thậm chí suy yếu cơ ở người bệnh nến ăn quá nhiều chuối trong ngày. Đồng thời, khi người bệnh ăn nhiều hơn 3 quả chuối/ ngày sẽ gây hiện tượng thừa chất, làm rối loạn các loại vi chất trong cơ thể.

Tham khảo bài viết chi tiết tại đây: Viêm loét dạ dày ăn chuối được không?