Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng online – Siêu thị cơ bản!!!

Nhi20

Thành viên mới
18/9/20
69
0
6
VND
Hệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng online là những phần mềm quản lý công việc bán hàng, giúp cho người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quản lý hàng hóa một cách có hệ thống, chặt chẽ hơn. Tất cả các khâu như: nhập hàng, kiểm soát đơn hàng, kho hàng, nhân viên, chăm sóc khách hàng, .. sẽ đều được quản lý bởi hệ thống này.

  • Nhập hàng: Hệ thống sẽ cho bạn thống kê chi tiết về việc nhập hàng giúp bạn quản lý trình trạng kho hàng tốt hơn.
  • Kiểm soát đơn hàng: Hệ thống sẽ giúp bạn kiểm soát các hóa đơn, từ đó tiết kiệm thời gian trong việc thống kê chi phí hay lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Quản lý nhân viên và khách hàng: Mọi thông tin về nhân viên cũng như khách hàng sẽ được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống. Bạn có thể dễ dàng truy xuất các thông tin khi cần sử dụng hệ thống quản lý.
Các phần mềm quản lý bán hàng online hiện không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, hay thậm chí đối với các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là ứng dụng cần thiết cho mọi doanh nghiệp và quy mô kinh doanh, giúp mang lại cho chủ doanh nghiệp một bức tranh tổng quát về: đội ngũ nhân sự, sản phẩm cũng như khách hàng của mình.

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng online khác nhau. Những cái tên được nhiều người ưa chuộng có thể kể đến các phần mềm như: iPOS.vn, Sapo, Pos365, KiotViet, MShopKeeper, ..

>>> Phần mềm quản lý bmt

>>> Quản lý bán hàng bmt

>>> Phần mềm quản lý bán hàng bmt

Hệ thống quản lý bán hàng ở siêu thị

Với nhu cầu mua sắm ngày càng tăng từ người tiêu dùng, siêu thị ngày một trở nên phổ biến. Như vậy, nhu cầu mở rộng các siêu thị cũng tăng nhanh đòi hỏi công tác quản lý cao hơn. Các hệ thống siêu thị cần các giải pháp quản lý, mà các hệ thống quản lý siêu thị trở thành công cụ đáp ứng các yêu cầu về công tác quản lý.

Hệ thống quản lý bán hàng chính là hệ thống thông tin sử dụng trong quá trình quản lý và tiếp thị quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Hệ thống này giúp tự động hóa một số chức năng quản lý bán hàng. Hệ thống này thường hoạt động song song với với hệ thống thông tin tiếp thị, được biết đến với tên gọi là hệ thống CRM.

Các hệ thống quản lý ra đời đáp ứng các nhu cầu sau:

  • Thống kê theo yêu cầu
  • Quản lý kho hàng, kiểm kê hàng hóa
  • Lập hóa đơn, kiểm kê hóa đơn
  • Nhập thông tin khách hàng thân thiết, và các hình thức khuyến mãi đi kèm
  • Xuất báo cáo doanh thu hàng ngày
Các phần mềm hệ thống quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian vận hành, giúp quản lý số liệu chính xác đồng thời cung cấp các báo cáo nhanh chóng kịp thời.

Với xu hướng công nghệ hóa, số hóa ở mọi lĩnh vực, việc áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng phục vụ mục đích kinh doanh là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên với các lựa chọn hiện có trên thị trường, bạn có thể gặp vấn đề trong việc bắt đầu xây dựng một hệ thống quản lý bán hàng. Dưới đây là cách mà bạn có thể bắt đầu thiết kế một hệ thống quản lý vừa ý.

Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng

Hệ thống quản lý bán hàng bao gồm bốn yếu tố chính: quản lý sản phẩm, kho hàng, nhân viên và quản lý khách hàng. Khi xây dựng hệ thống quản lý, bạn cần chú ý đến việc kết hợp chặt chẽ bốn yếu tố này.

  • Quản lý sản phẩm: Các sản phẩm sẽ được quản lý bởi các mã vạch. Mỗi mã vạch này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về từng sản phẩm.
  • Quản lý kho hàng: Mọi thông tin và danh mục hàng hóa cần được cập nhật lên hệ thống thường xuyên để bạn có thể kiểm soát tình trạng hàng hóa, tránh tình trạng thất thoát chi phí.
  • Quản lý nhân viên: Đây là bộ phận nhân sự làm việc trực tiếp với khách hàng, quản lý bộ phận này bao gồm việc theo dõi và đánh giá chất lượng làm việc.
  • Quản lý khách hàng: Khách hàng là đối tượng mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, vì vậy quản lý khách hàng sẽ giúp bạn tương tác tốt hơn với khách hàng, đồng thời đưa ra những chương trình ưu đãi phù hợp đối với các khách hàng thân thiết.
Xây dựng mô hình phân cấp là một bước quan trọng, bạn cần định hình phạm vi của hệ thống cần quản lý. Đây cũng là công cụ giúp bạn nhân rộng và phát triển hệ thống khi có nhu cầu.

Đào tạo đội ngũ nhân viên là điều cần thiết. Nhân viên cần phải am hiểu về cách vận hành hệ thống quản lý để có thể áp dụng tốt trong thực tế.

Bản thân lãnh đạo cũng cần phải sử dụng thành thạo hệ thống quản lý, như vậy phần mềm mới có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong vấn đề kinh doanh.

Xem thêm: Phần mềm bán hàng tạp hoá

Xem thêm: Phần mềm bán hàng siêu thị